"Tử thần Bắc Cực" thoát khỏi "mộ băng", nhiều con sông nhiễm độc

Nghiên cứu công bố trên Nature Geoscience cho biết nguồn gốc của lượng thủy ngân khổng lồ trong các sông băng Greenland vẫn là một câu hỏi lớn.

Thủy ngân tự nhiên được giải phóng bởi cháy rừng, núi lửa phun trào hay xói mòn. Nhưng trong vòng 150 năm qua, hoạt động công nghiệp của con người cũng tích cực bơm một lượng thủy ngân khổng lồ vào khí quyển, một phần dần rơi trở lại mặt đất, hòa vào các nguồn nước.

Tử thần Bắc Cực thoát khỏi mộ băng, nhiều con sông nhiễm độc
Các sông băng ở Greenland đang tan chảy - (Ảnh: Andrew Freedman)

Có thể sự lưu thông toàn cầu của nước hoặc không khí đã vô tình đẩy kim loại nặng này dồn về phía cực Bắc. Nhưng điều lạ lùng là 3 con sông băng ở phía Tây Nam Greenland nói trên có mức ô nhiễm thủy ngân cao hơn đến 2 bậc so với các con sông khác ở khu vực Bắc Cực.

Theo nhà khoa học khí hậu Rob Spencer từ Đại học Bang Florida (FSU – Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, ở khu vực Greenland thiếu vắng các hoạt động công nghiệp, nên rất có thể lượng thủy ngân này đã nằm sẵn trong đá xói mòn bên dưới lớp băng của Greenland. Các sông băng tan chảy đã vô tình giải phóng cho "tử thần" có lẽ đã ngủ yên hàng thiên niên kỷ này.

Tờ Science Alert trích dẫn nghiên cứu: "Greenland rất có thể là một "điểm nóng" phát thải thủy ngân tự nhiên bị bỏ quên. Ngay cả khi chúng ta hạn chế phát thải thủy ngân công nghiệp vào ngày mai, sự tan chảy nhanh chóng của băng ở Greenland có thể phá hoại nỗ lực của con người nhằm giảm sự ô nhiễm kim loại nặng này xuống mức an toàn".

Hiện tại, nồng độ thủy ngân trong các con sông và vịnh hẹp băng hà ở Greenland đã tương đương với các đường nước bị ô nhiễm ở các khu công nghiệp Trung Quốc, được cho là tạo ra khoảng 1/3 lượng thủy ngân ô nhiễm trên toàn thế giới. Nồng độ này sẽ tiếp tục tăng cao bởi biến đổi khí hậu đang làm các sông băng ở hòn đảo gần Bắc Cực này tan chảy ngày một nhanh.

Hiện tượng đáng sợ này có thể gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực xuất khẩu hải sản cũng như các hệ sinh thái biển quý giá ở Greenland. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu và phân tích hiện tượng để tìm giải pháp. Theo các tác giả, phát hiện này cho thấy các chiến lược quản lý ô nhiễm thủy ngân cần được xem xét lại, bởi nguồn tự nhiên này chưa bao giờ được tính đến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Đám cháy thây ma" ở Bắc Cực hồi sinh từ băng giá

Ở vùng Bắc Cực lạnh giá, đám cháy đã bị dập tắt từ năm trước có thể bùng lên trở lại vào mùa xuân năm sau, chúng được gọi là đám cháy zombie – hay đám cháy thây ma.

Đăng ngày: 27/05/2021
Tìm ra phương pháp biến nhựa thành vật liệu hữu ích trong một giờ

Tìm ra phương pháp biến nhựa thành vật liệu hữu ích trong một giờ

Trong khi hàng triệu tấn nhựa được sản xuất ở Mỹ mỗi năm, chỉ có khoảng 9% được tái chế.

Đăng ngày: 26/05/2021
Sa Pa bất ngờ chuyển rét giữa mùa hè

Sa Pa bất ngờ chuyển rét giữa mùa hè

Đêm 23/5, một bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường xuống Lào Cai, kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao.

Đăng ngày: 24/05/2021
Biến đổi khí hậu có thể khiến thiên đường du lịch Maldives biến mất vào cuối thế kỷ này

Biến đổi khí hậu có thể khiến thiên đường du lịch Maldives biến mất vào cuối thế kỷ này

Theo dự đoán, Maldives có thể sẽ chìm xuống biển vào cuối thế kỷ này.

Đăng ngày: 24/05/2021
Tảng băng lớn nhất thế giới vừa tách khỏi Nam Cực, có diện tích bề mặt rộng hơn cả thủ đô Hà Nội

Tảng băng lớn nhất thế giới vừa tách khỏi Nam Cực, có diện tích bề mặt rộng hơn cả thủ đô Hà Nội

Dài 175 km và rộng 25 km, diện tích bề mặt của nó trải dài tới hơn 4.300 km vuông.

Đăng ngày: 21/05/2021
Siêu bão mạnh nhất 20 năm tấn công Ấn Độ

Siêu bão mạnh nhất 20 năm tấn công Ấn Độ

Đại dịch Covid-19 còn chưa qua, Ấn Độ tiếp tục hứng chịu thảm họa mới khi siêu bão mạnh nhất 20 năm đổ bộ vào khu vực phía tây đất nước.

Đăng ngày: 18/05/2021
Miền Bắc đón đợt nắng nóng tiếp theo từ ngày 19/5

Miền Bắc đón đợt nắng nóng tiếp theo từ ngày 19/5

Dự báo từ ngày 17 - 18/5, nắng nóng giảm dần và xuất hiện mưa dông ở các tỉnh miền Bắc, tuy nhiên, nắng nóng sẽ quay trở lại từ ngày 19/5.

Đăng ngày: 17/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News