Tứ Xuyên hứng thêm hơn 3.000 dư chấn
Các thiết bị phát hiện 3.407 dư chấn sau cơn động đất mạnh tại tỉnh Tứ Xuyên vào cuối tuần trước.
Một người đàn ông và một đứa trẻ ngồi trên đống đổ nát
của ngôi nhà sau trận động đất tại làng Wuxing, thị xã Long
Môn, huyện Lô Sơn, tỉnh Tứ Xuyên hôm 11/4. (Ảnh: China Daily)
Trung tâm Các mạng lưới theo dõi động đất Trung Quốc thông báo trên mạng xã hội Weibo rằng, tính tới 10h ngày 23/4, các thiết bị của họ ghi nhận 3.407 dư chấn tại Tứ Xuyên. 4 dư chấn có cường độ từ 5 tới 5,9 độ Richter, 21 dư chấn có cường độ từ 4 tới 4,9 độ Richter.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nhận định rằng, va chạm giữa hai mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu có thể là nguyên nhân gây nên cơn địa chấn tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, hôm 20/4. Theo USGS, rất có thể tâm chấn của nó nằm trên đường phay Long Môn - nơi phát tích của trận động đất kinh hoàng tại Tứ Xuyên 5 năm trước. Vị trí của tâm chấn cách mặt đất 12,3km - tương đương với độ sâu của tâm chấn năm 2008.
Cơn địa chấn hôm 20/4 xảy ra ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên khiến hơn 200 người chết và khoảng 11.500 người bị thương. Nó khiến 69 huyện trong tỉnh Tứ Xuyên rung lắc và ảnh hưởng tới 1,5 triệu người. China Daily đưa tin 19.000 quân nhân và cảnh sát đã tham gia hoạt động cứu hộ. Họ tìm kiếm nạn nhân dưới các đống đổ nát và lo chỗ ở cho khoảng 24.000 người.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
