Tuần này sẽ có trăng "xanh"
Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội ngắm trăng xanh vào ngày 31/8. Đây là cơ hội cuối cùng để hiện tượng kỳ thú trung bình gần 3 năm mới có một lần.
Có thể tự chụp những bức ảnh Mặt Trăng có màu xanh bằng
cách sử dụng một ống kính chỉ lọc ánh sáng màu xanh.
Chị Hằng hôm thứ 6 ngày 31/8 sẽ không hẳn là có màu xanh như tên gọi của nó, trừ khi những đám bụi hoặc tro trong khí quyển khiến nó có màu đặc biệt. Nói chung, trăng xanh không phải tên gọi dựa vào màu sắc, vì mặt trăng sẽ vẫn có màu như trong các dịp khác.
Thuật ngữ trăng xanh có nghĩa là trăng tròn thêm một lần nữa. Ví dụ, trong nửa đầu thế kỷ 20, trăng xanh mang nghĩa là trăng tròn lần thứ ba trong một mùa - mùa đông, hạ, thu hoặc xuân - nghĩa là trong một mùa có bốn lần trăng sáng thay vì ba lần.
Tuy nhiên, khái niệm này đều bị hiểu nhầm trong nhiều năm qua. Ngày nay, chúng ta gọi trăng tròn lần thứ hai trong tháng là “trăng xanh”.
Thông thường trăng xanh xuất hiện trung bình 2,7 năm một lần. Đôi khi, thời gian xuất hiện ngắn hơn. Ví dụ, năm 1999 trăng xanh xuất hiện vào cả tháng 1 và tháng 3 (và không có trăng tròn vào tháng 2).
Nguyên nhân có trăng xanh là do các tháng dương lịch không khớp với các tháng âm lịch. Một chu kì trăng tròn kéo dài 29 ngày, trong khi đó ngày dương lịch lại thường có 30 đến 31 ngày nên có hiện tượng hai trăng tròn xảy ra trong cùng 1 tháng dương lịch.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
