Tục "yêu" hội đồng đầy thác loạn của thỏ biển
Dù có tên là thỏ biển, nhưng loài sinh vật này không phải là động vật có vú như thỏ trên cạn. Chúng là động vật nhuyễn thể sống ở vùng biển nông. Điều đặc biệt về chúng là màn giao phối hội đồng, đầy "thác loạn".
Thỏ biển được đặt tên như vậy vì các khối có hình dạng giống như tai thỏ trên đầu của chúng. Những xúc tu khứu giác mềm này trong thực tế là mũi của chúng, cơ quan được sử dụng để tìm kiếm thức ăn và bạn tình.
Thỏ biển thực chất là động vật nhuyễn thể sống ở vùng biển nông.
Thỏ biển đập vỗ đôi cánh, giúp chúng trôi nổi một cách duyên dáng dưới nước, dường như không cần phải để ý tới xung quanh. Tại sao cuộc sống của chúng lại nhàn tản như vậy? Đơn giản vì chúng có độc, khiến các động vật ăn thịt chẳng mấy mặn mà với việc săn bắt chúng.
Thỏ biển sống nhờ vào tảo biển và rong biển, vốn đầy rẫy khắp nơi. Và khi đến thời điểm giao phối, chúng sẽ tụ tập tất cả các "mối quen", tạo thành chuỗi "yêu" hội đồng.
Thỏ biển là động vật lưỡng tính. Chúng có cả cơ quan sinh dục đực và cái.
Con thỏ biển đầu tiên chỉ đóng vai trò như con cái, nằm dưới con thỏ biển thứ hai, vốn thực hiện vai trò kép: vừa là con đực đối với cá thể thỏ biển đầu tiên, vừa làm con cái với cá thể thỏ biển thứ ba. Cứ như vậy, chuỗi giao phối cứ kéo dài tới tận con thỏ biển cuối cùng, cá thể chỉ đóng vai trò là con đực.
Một con thỏ biển mang bầu sẽ đẻ ra các dải giống như sợi mỳ, gồm hàng triệu quả trứng. Những dải trứng này sẽ neo bám an toàn vào các luống tảo bẹ dưới đáy biển.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
