Hệ Mặt trời có "Trái đất thứ 2", bị sao Mộc phá hủy

Các nhà khoa học Mỹ xác định hành tinh được mệnh danh là bản sao địa ngục của Trái đất đã từng là thế giới sống được.

Nghiên cứu đến từ Đại học California ở Riveside (Mỹ) cho thấy sao Mộc - hành tinh khổng lồ nặng gấp 318 lần Trái đất - là thủ phạm giết chết sao Kim.

Đã có những bằng chứng khá rõ ràng cho thấy sao Kim được ra đời như một người anh em song sinh của Trái đất, hoàn toàn có thể sống được và có nước ở dạng lỏng. Nó vẫn nằm trong khu vực gọi là "vùng sự sống" của Hệ Mặt trời cùng với Trái đất và sao Hỏa, nhưng một tác động bí ẩn đã khiến nó mất nước và gặp hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt, trở nên nóng khủng khiếp và quay cực chậm, hoạt động kiến tạo mảng bị ngưng lại.


Sao Kim đã bị sao Mộc biến thành một hành tinh chết? - (Ảnh: NASA)

Nghiên cứu mới này đã tạo dựng một mô hình tiến hóa của Hệ Mặt trời dựa theo các dữ liệu thiên văn thu thập được từ nhiều tàu vũ trụ, đài quan sát và các nghiên cứu khác trên thế giới. Các hành tinh được tính toán "độ lệch tâm" với thang điểm 0 đến 1. Hành tinh có độ lệch tâm bằng 0 sẽ có quỹ đạo tròn hoàn toàn, độ lệch tâm càng cao, nó sẽ là một hình elip càng bị kéo dài. Với độ lệch tâm là 1, thậm chí vòng tròn không thể khép và hành tinh sẽ văng ra không gian xa thẳm.

Sao Kim hiện là hành tinh có quỹ đạo tròn nhất với độ lệch tâm chỉ 0,006. Một quỹ đạo elip mới giúp hành tinh bảo tồn nước của nó hiệu quả, như Trái đất của chúng ta. Theo tính toán, sao Kim sơ khai có độ lệch tâm 0,3, một hình elip tuyệt vời cho sự sống.

Nguyên nhân của sự thay đổi hết sức bất ngờ: sao Mộc, hình thành đầu tiên trong Hệ Mặt trời, từng được chứng minh có sự "di cư" từ vùng gần Mặt trời hơn ra xa. Một hành tinh lớn như vậy có lực hấp dẫn khủng khiếp, nên đã kéo quỹ đạo của các hành tinh nhỏ hơn giữa nó và Mặt trời méo đi, trong đó quỹ đạo sao Kim xui xẻo bị nắn thành một hình gần tròn khó sống. Quá trình này khiến khí hậu của nó thay đổi nhanh chóng, nóng lên rất nhiều rồi nguội dần, làm cho toàn bộ nước bị thất thoát vào bầu khí quyển và không gian bên ngoài.

Theo tiến sĩ Stephen Kane, nhà khoa học Trái đất, tác giả chính của nghiên cứu, hiểu về hành tinh song sinh sao Kim sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều điều về Trái đất, cũng như sự may mắn của nó khi tiến hóa thành hành tinh sống được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News