Tường cách âm từ rơm cải thiện khả năng thấm nước, bắt lửa

Sau khi ra mắt năm 2022, tường cách âm làm từ rơm phế thải được startup Việt cải tiến nhằm giảm thấm nước, tăng chống cháy, dễ thi công.

Nghiên cứu tách sợi xenlulose rỗng từ rơm, TS Vũ Việt Dũng (35 tuổi, quê Nam Định) cùng cộng sự tạo tấm tường cách âm đạt các tiêu chuẩn cho công trình xây dựng. Sản phẩm lần đầu ra mắt năm 2022, tạo sự chú ý trong ngành đặc biệt trong sản phẩm xanh thân thiện môi trường.

TS Vũ Việt Dũng cho biết, suốt hai năm nay, anh nhận được nhiều đóng góp nhằm cải tiến sản phẩm. Ghi nhận các ý kiến này, anh xây dựng một xưởng nhỏ 80m2 nhằm biến sản phẩm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trở thành sản phẩm thương mại, góp phần bổ sung sản phẩm cách âm tái tạo bền vững từ vật liệu xanh ra thị trường.

Tường
Tác giả với sản phẩm của mình tham gia sự kiện 2022. (Ảnh: Hà An)

Các nghiên cứu cũng có một số nâng cấp về tính chất sản phẩm, bao gồm chống ẩm và chống cháy. Theo thử nghiệm từ TS Vũ Việt Dũng, nước không còn ngấm vào tấm cách âm từ rơm. Khi tiếp xúc với ngọn lửa cao từ bình khò lửa, vật liệu không dễ cháy, không bị cháy lan ra sang bên khi ngọn lửa tắt.

Theo ông Dũng, gần đây, cháy nổ trở thành một vấn đề lớn được sự quan tâm của xã hội. Xử lý vấn đề này sẽ giúp sản phẩm dễ được chấp thuận hơn trong xây dựng. Với độ ẩm cao của khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, sản phẩm không bị nước thấm sẽ có tuổi thọ lâu hơn.


Kiểm tra khả năng chịu nước và chịu lửa của tấm sợi rơm cách âm. (Nguồn: NVCC).

Năm 2023, sau những cải tiến về mặt tính chất sản phẩm, một số mẫu sản phẩm mới từ rơm đã được hình thành với kích thước 600 x 600 mm. Các sản phẩm đều sử dụng lõi rơm ép chặt giảm độ rỗng có bổ sung các mặt cứng hai bên làm tăng khả năng cách âm và cách nhiệt. Với trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển, cắt gọt và lắp đặt tới mọi công trình khi thi công.

Tường cách âm từ rơm cải thiện khả năng thấm nước, bắt lửa

Tường

Tường cách âm từ rơm cải thiện khả năng thấm nước, bắt lửa
Sản phẩm cách âm cách nhiệt đã được sản xuất. (Ảnh: NVCC).

Tận dụng đặc tính hút âm của sản phẩm với những sợi cenlulose rỗng bên trong, âm thanh sẽ đi vào trong, năng lượng âm thanh bị tổn thất và giữ lại trước khi đi ra ngoài. Với độ rỗng lớn, khả năng hấp thụ âm có thể lên tới 90%. Vật liệu tiêu âm phù hợp sử dụng rộng rãi trong các không gian có kích thước lớn như nhà hát, hội trường, sân khấu hay trong các phòng hòa nhạc. Một lợi ích khác là các sản phẩm tự nhiên, không hóa chất sẽ đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng hơn.

Thử nghiệm cho thấy vật liệu này đạt hệ số cách âm (Transmission loss [dB]) 65 dB ở tần số thấp dưới 1.000 Hz. Đây là dải tần số thường gặp trong đời sống hàng ngày từ tiếng ồn quán karaoke, phương tiện giao thông, máy móc nhà xưởng hay các công trình xây dựng.

Theo ông Dũng, sản phẩm cách âm cách nhiệt từ sợi rơm đã bổ sung các đặc tính tốt về kháng nước, chống cháy lan, có thể được lắp đặt cho các công trình tiêu âm (hội trường, giảng đường...) và cách âm cho nhà ở, khách sạn...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chế tạo robot biết bơi có thể phát hiện mầm bệnh, ô nhiễm

Chế tạo robot biết bơi có thể phát hiện mầm bệnh, ô nhiễm

Các nhà khoa học đã phát triển một robot biết bơi và không dùng pin, có thể phát hiện các chất gây ô nhiễm và mầm bệnh trong không gian hạn chế.

Đăng ngày: 13/01/2024
Ứng dụng công nghệ mới kiểm đếm Vượn cao vít

Ứng dụng công nghệ mới kiểm đếm Vượn cao vít

Tổ chức Fauna & Flora tại Việt Nam sử dụng công nghệ sinh trắc giọng hót xác nhận loài Vượn cao vít phân bố ở khu rừng nhỏ biên giới Việt - Trung là 74 con thay vì số lượng ước tính 120 trước đó.

Đăng ngày: 12/01/2024
Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự sinh hoạt

Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự sinh hoạt

Một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đã phát triển bàn tay robot sinh học thông minh có thể giúp người khuyết tật cảm nhận, cầm nắm.

Đăng ngày: 08/01/2024
Cửa sổ xe thông minh hiển thị thông tin về điểm ven đường

Cửa sổ xe thông minh hiển thị thông tin về điểm ven đường

Màn hình xe tương tác AR tích hợp trên cửa sổ xe giúp hành khách hiểu về địa điểm đang thấy mà không cần tra cứu bằng điện thoại.

Đăng ngày: 08/01/2024
Thanh niên không bằng cấp, chế máy

Thanh niên không bằng cấp, chế máy "bắt suối nhả điện" giúp dân vùng cao

Sau gần một thập kỷ bôn ba xứ người, anh Nguyễn Duy Khánh (34 tuổi) quyết định về Việt Nam, chế tạo máy phát điện chạy từ nước suối giúp người dân vùng cao.

Đăng ngày: 26/12/2023
Hệ thống mái ngói đóng mở theo nhiệt độ

Hệ thống mái ngói đóng mở theo nhiệt độ

Hệ thống mái ngói do Đại học California Santa Barbara phát triển gồm chuỗi cửa chớp sử dụng động cơ sáp để đóng mở theo nhiệt độ, giúp tiết kiệm năng lượng.

Đăng ngày: 18/12/2023
Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Đăng ngày: 11/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News