Tuyệt chủng vì… cơ quan sinh dục quá lớn

Các nhà cổ sinh vật học Mỹ đã tìm ra nguyên nhân tuyệt chủng của một số loài sinh vật cổ đại, đó là cơ quan sinh dục quá "khủng" và trách nhiệm duy trì nòi giống.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature đã hé lộ bức màn về sự biến mất một số sinh vật cổ đại. Họ phân tích các hóa thạch niên đại gần 500 triệu năm của loài nghêu cổ đại ostracods và phát hiện nó có cơ quan sinh dục khá lớn so với cơ thể và một trách nhiệm "yêu" khá nặng nề để gia tăng dân số của loài.

Tuyệt chủng vì… cơ quan sinh dục quá lớn
Hình ảnh nghêu Ostracods được phục dựng - (ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC).

Ostracods có phần vỏ ngoài với không gian chủ yếu dùng để chứa... cơ quan sinh dục. Bộ máy cỡ lớn giúp nó sản sinh ra nhiều tinh trùng hơn và độ dài của tinh trùng lên tới 20%-30% tổng chiều dài cơ thể!

Tác giả chính Gene Hunt, nhà cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian, phân tích rằng đó là một lợi thế ngắn hạn, bởi những con đực này có thể có nhiều bạn tình, tần suất giao phối cao, sinh ra nhiều con cháu hơn và giúp nòi giống của chúng nhanh chóng gia tăng dân số.

Tuy nhiên, về lâu dài, cơ quan sinh dục "khủng" và những cuộc "yêu" liên miên đã lấy đi của chúng quá nhiều năng lượng khiến chúng trở nên yếu đuối.

Khi môi trường tự nhiên và khí hậu thay đổi, chúng đã không còn sức lực để thích nghi và vì thế đi dần đến việc tuyệt chủng. Loài nghêu này cũng không phải là sinh vật cổ đại duy nhất được phát hiện có bộ máy sinh sản quá lớn so với kích thước cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này vẫn có thể đúng với các sinh vật hiện đại và giúp các nhà sinh vật học đánh giá được những loài nào dễ tổn thương trước sự thay đổi của môi trường - khí hậu và có phương án bảo vệ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác sứa buồm nhuộm tím bãi biển Pháp

Xác sứa buồm nhuộm tím bãi biển Pháp

Thảm sứa buồm phủ kín bãi biển Palavas-les-Flots, Pháp, khiến khu vực này chuyển thành màu tím thẫm, Weather Network hôm 11/4 đưa tin.

Đăng ngày: 13/04/2018
Sắp tìm ra mộ nữ hoàng bi đát nhất của Ai Cập: Phải cưới ông nội, cha và anh trai mình

Sắp tìm ra mộ nữ hoàng bi đát nhất của Ai Cập: Phải cưới ông nội, cha và anh trai mình

Vào tháng 1/2018, tiến sĩ Zahi Hawass - một nhà khảo cổ học nổi tiếng tại Ai Cập đã cùng đội ngũ hơn 100 công nhân tiếp cận một khu vực quan trọng bên trong Thung lũng của những vị vua.

Đăng ngày: 12/04/2018
Sững sờ trước linga bằng vàng ròng do nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy

Sững sờ trước linga bằng vàng ròng do nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy

PGS-TS Bùi Chí Hoàng cho biết linga đào được ở Cát Tiên (Lâm Đồng) hoàn toàn bằng vàng. Linga được trưng bày trong triển lãm Báu vật Khảo cổ học Việt Nam.

Đăng ngày: 12/04/2018
Bí ẩn di tích hai thành cổ lớn Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ

Bí ẩn di tích hai thành cổ lớn Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ

Trước thế kỷ XVIII, mọi người ngạc nhiên rằng, dòng sông ẩn mình trên sa mạc ít người biết đến này lại có một quá khứ huy hoàng sánh ngang với nền văn minh Ai Cập cổ.

Đăng ngày: 11/04/2018
Màn bí ẩn về nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn

Màn bí ẩn về nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn

Nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Theo sử sách lưu truyền, người lập nên đế chế Mông Cổ yêu cầu được chôn trong một ngôi mộ vô danh.

Đăng ngày: 11/04/2018
Hóa thạch xương người lâu đời nhất khai quật ngoài châu Phi

Hóa thạch xương người lâu đời nhất khai quật ngoài châu Phi

Phát hiện này là hóa thạch xương người lâu đời nhất ở ngoài châu Phi và Levant, khu vực bao quanh phía đông Địa Trung Hải (bao gồm Israel) và là hài cốt người có niên đại lớn nhất ở Arab Saudi.

Đăng ngày: 11/04/2018
Đã tìm thấy hài cốt Tào Tháo, còn Lưu Bị, Tôn Quyền nằm ở đâu?

Đã tìm thấy hài cốt Tào Tháo, còn Lưu Bị, Tôn Quyền nằm ở đâu?

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Tào Tháo cùng Lưu Bị và Tôn Quyền tạo thành giai đoạn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc cách đây 1.800 năm.

Đăng ngày: 09/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News