Uống nhiều thuốc không cần thiết có thể dẫn đến tử vong

Một phần ba bệnh nhân cao tuổi có thể đang bị kê đơn một cách không cần thiết khiến họ có nguy cơ gánh chịu nhiều tác dụng phụ và tiêu tốn nhiều tiền bạc mỗi năm.

Một nghiên cứu được đánh giá trên 1.800 bệnh nhân ở độ tuổi ngoài 75 tại NHS (Dịch vụ y tế quốc gia) Croydon đã cho thấy rằng trung bình mỗi bệnh nhân được kê 6 loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên sau khi đánh giá lại, hàng trăm đơn thuốc đã bị hủy bỏ với một phần ba bệnh nhân loại bỏ ít nhất một loại thuốc.

Hàng trăm đơn thuốc bị dừng lại bởi chúng không còn hiệu quả và nhiều bệnh nhân đang phải trải qua những tác dụng phụ hoặc phản ứng có hại của thuốc. Trong số 121 bệnh nhân được gửi đến để đánh giá, 89 bệnh nhân đều cần giảm liều dùng của thuốc.

Các loại thuốc phổ biến nhất được ngừng lại là: thuốc làm loãng máu warfarin và clopidogrel, aspirin, alendronic acid cho bệnh loãng xương; cetirizine cho bệnh sốt cỏ khô và dị ứng; laxido cho chứng táo bón; omeprazole cho chứng trào ngược dạ dày và adcal-d3, một loại thuốc tăng cường canxi và vitamin.


Trung bình mỗi bệnh nhân đều được kê đơn với sáu loại thuốc khác nhau. (Ảnh minh họa).

Nghiên cứu được thực hiện bởi cơ quan tư vấn dược phẩm Interface Clinical Services, dự đoán rằng những thay đổi này sẽ giúp NHS tiết kiệm đến 192.000 bảng Anh mỗi năm. Tuy vậy, hiện có đến năm triệu người ở độ tuổi trên 75, điều này cho thấy việc tiết kiệm chi phí trên khắp đất nước nếu mỗi bệnh nhân đều được đánh giá về tình hình sử dụng thuốc có thể lên đến hàng triệu bảng.

Các tổ chức từ thiện cho biết việc sử dụng quá nhiều thuốc (được định nghĩa là phương pháp điều trị sử dụng trên 5 loại thuốc, không tính đến thời gian điều trị), trong đó bệnh nhân được kê đơn quá nhiều loại thuốc đang trở thành một vấn đề ngày càng gia tăng.

Caroline Abrahams, Giám đốc từ thiện tại Age UK phát biểu: "Chúng tôi biết rằng khi bạn càng uống nhiều thuốc, những nguy cơ mà bạn phải gánh chịu càng lớn, chẳng hạn như nguy cơ choáng váng và té ngã. Điều này là bởi những gì xảy ra khi các loại thuốc khác nhau cùng tương tác và trong các tình huống xấu nhất, người già thậm chí có thể tử vong trong bệnh viện".

"Đây sẽ là vấn đề ngày càng gia tăng do tuổi tác của dân số với ba triệu người già được ước tính sẽ thường xuyên uống nhiều thuốc hơn vào năm 2018. Do đó, vấn đề luôn phải đánh giá các loại thuốc mà người già thường xuyên uống là cực kì quan trọng bởi khi họ càng già, càng nhiều loại thuốc được kê đơn và xem xét chuyện này một cách nghiêm túc lại càng cấp thiết hơn", Abrahams cho biết.


Sử dụng quá nhiều loại thuốc làm tăng nguy cơ nhập viện đối với người lớn tuổi. (Ảnh: Telegraph).

Katherine Murphy, Giám đốc điều hành của The Patients Association cho biết thêm: "The Patients Association đã nhận thức được vấn đề bệnh nhân được kê quá nhiều loại thuốc khác nhau, thông thường luôn đi kèm một loại thuốc làm giảm triệu chứng của các loại thuốc khác. Việc thiếu đi những đánh giá thường xuyên, thỉnh thoảng kéo dài vài năm về chuyện sử dụng thuốc của bệnh nhân cần được hết sức quan tâm, đặc biệt đối với những người lớn tuổi vốn dễ bị tổn thương. Chúng tôi hoan nghênh mọi sáng kiến để cải thiện tình trạng này vì lợi ích an toàn của bệnh nhân. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng các loại thuốc này thường không cần thiết, có thể có những hạn chế về lợi ích và gây tốn kém không cần thiết".

Hiện tại, bốn trong số năm người ở độ tuổi 75 hoặc hơn phải uống ít nhất một loại thuốc theo quy định và các bệnh nhân uống nhiều loại thuốc có khả năng gánh chịu các tác dụng phụ và phản ứng có hại từ thuốc. Phản ứng có hại và tác dụng phụ từ thuốc chiếm từ 5% đến 17% các ca nhập viện.

Một phát ngôn viên của Interface cho biết: "Số lượng bệnh nhân nhập viện do các tác dụng phụ liên quan đến thuốc là một con số rõ ràng và ổn định. Bằng cách thực hiện những đánh giá lâm sàng trong vấn đề thực hành chăm sóc sức khỏe, Interface đang cố gắng giúp đỡ các bệnh nhân trên 75 tuổi giảm bớt các tác dụng phụ liên quan tới thuốc và qua đó, giảm gánh nặng đặt lên vai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe".

Nghiên cứu được trình bày tại hội nghị Royal College of GPs diễn ra hàng năm tại Anh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 07/02/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News