Vắc xin mới giúp cơ thể nhận diện tìm diệt tế bào ung thư não

Thử nghiệm cho thấy vắc xin ung thư não giúp bệnh nhân bị u nguyên bào thần kinh đệm kéo dài gấp đôi tuổi thọ sau phẫu thuật.

U nguyên bào thần kinh đệm là dạng nguy hiểm nhất của ung thư não ở người lớn, thường được điều trị bằng cách phẫu thuật kết hợp với xạ trị, hóa trị song hiệu quả còn hạn chế bởi căn bệnh rất khó can thiệp. Trung bình, bệnh nhân sau phẫu thuật chỉ sống thêm 15-17 tháng.

Giờ đây, tình trạng trên có thể sẽ thay đổi nhờ loại vắc xin mới mang tên DCVax. Trên tờ Translational Medicine, các nhà khoa học tuyên bố DCVax đã bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ ba và cho thấy hiệu quả kéo dài sự sống cho người bị u nguyên bào thần kinh đệm.


Vắc xin DCVax đem tới hy vọng cho bệnh nhân ung thư não. (Ảnh: Reuters).

Theo BBC, DCVax hoạt động bằng cách nhắm đến tế bào miễn dịch dendritic của cơ thể người, giúp chúng nhận dạng và tìm diệt khối u. Vì tính chất giúp cơ thể làm quen với tế bào ung thư nên DCVax được xếp vào chủng loại vắc xin chứ không phải thuốc. Vắc xin đã được nghiên cứu suốt 11 năm và vừa bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ ba trên 331 tình nguyện từ Anh, Mỹ, Canada, Đức. Trong số này, 232 bệnh nhân được tiêm DCVax còn những người còn lại sử dụng giả dược cùng liệu pháp thông thường.

Kết quả cho thấy thời gian sống sót trung bình của các tình nguyện viên dùng DCVax sau phẫu thuật là 23 tháng, 100 người đạt hơn mốc 40,5 tháng. Cá biệt, một trường hợp trụ được 7 năm.

Là một người thử nghiệm DCVAx, Kat Charles (Anh) từng được thông báo chỉ còn 3 tháng sống sau khi nhận chẩn đoán ung thư não vào năm 2014. "Họ nói rằng không thể làm gì nữa", người phụ nữ 36 tuổi chia sẻ. Trải qua lần lượt các phương pháp thông thường và thử nghiệm một loại thuốc khác, Kat cùng chồng là Jason quyết định chuyển sang DCVax. Kết thúc liệu trình, khối u của Kat hoàn toàn biến mất.

"DCVax làm được thứ mà người khác tin là không thể", Jason vui mừng. "Không có phương pháp này, tôi đã mất vợ và các con mất mẹ".

Hiện nay, Kat tiếp tục tiêm vắc xin đều đặn. "Tôi lên London, tiêm rồi về nhà. Thuốc không gây tác dụng phụ. Điều đó thật tuyệt", nữ bệnh nhân hạnh phúc nói.

Keyoumars Ashkan, giáo sư phẫu thuật thần kinh từ Bệnh viện Đại học King đảm nhận vị trí giám sát DCVax nhận định vắc xin ung thư não đã đem tới hy vọng mới cho bệnh nhân cũng như các y bác sĩ đang đấu tranh với căn bệnh kinh khủng này. "Còn phải xem xét thêm song đây thực sự là bước đột phá trong điều trị u nguyên bào thần kinh", ông Ashkan kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Đăng ngày: 25/06/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 23/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News