Vạch mặt các "hung thủ bí ẩn" sát hại những tay trộm mộ: Một trong số đó rất ít người biết!

Người xưa có câu “Nhân quả báo ứng”, vậy những tên trộm mộ thật sự bị chính những hành động thất đức của chúng yểm lên sinh mệnh của bản thân hay sao?

Người Trung Quốc xưa cho rằng đào trộm mộ là 1 hành động đại bất kính với người đã khuất. Do đó, những tên trộm mộ đều không thể sống thọ vì dám làm những chuyện thất đức. Có thật là như vậy?

Những nhà khảo cổ học đã đưa ra lời giải cho câu hỏi này. Quả thật, nghề trộm mộ rất thất đức, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tuổi thọ của những kẻ này. Lý do chính dẫn đến điều này nằm ở những thứ dưới đây.

1. Khí độc bên dưới hầm mộ

Những ngôi mộ luôn tiềm tàng những mối nguy hiểm đến từ những sinh vật dưới mặt đất. Bên cạnh đó trong các ngôi mộ còn có vô vàn những chất có hại khác, điển hình như chu sa (tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ). Trải qua hàng ngàn năm, loại chất khoáng này sẽ biến chất và hình thành những khí độc.


Bên dưới những hầm mộ cổ chứa rất nhiều những khí độc tích tụ qua ngàn năm. (Ảnh: Baidu)

Ngoài những khí độc đến từ tự nhiên đó, bên trong mật thất có những ngôi mộ cổ cũng ẩn chứa những mối nguy hại đến từ chính những đồ vật mà mộ tặc nhắm tới – đồ bồi táng. Vô số những đồ bồi táng dù cực kì quý giá nhưng vì bị chôn dưới lòng đất quá lâu cũng sẽ tự sản sinh ra những khí độc hại.

Những chất độc này có thể gây hại tức thời, cũng có thể để lại ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe con người. Có những tên trộm mộ thậm chí đã ăn, ở, ngủ, nghỉ tại chính nơi chúng hành nghề, vì quy mô 1 số mật thất khá lớn, chúng cần nhiều thời gian để "vơ vét". Do đó, hậu quả khi ở quá lâu tại những địa điểm đầy khí độc như vậy của những tên trộm mộ đã quá rõ ràng.

2. Những hệ thống bẫy chết người

Nhiều người giàu có thời xưa đã tự xây dựng những lăng mộ và thiết kế những hệ thống bẫy trong chính "nơi an nghỉ sau khi nhắm mắt" của mình để phòng tránh trường hợp bị mộ tặc dòm ngó.

Và những "cạm bẫy" để phòng mộ tặc mà người xưa hay dùng phải kể đến như thủy ngân hay hệ thống bẫy kiểu cát lún (nhìn bề mặt có thể đi được, nhưng một khi bước chân vào sẽ bị tụt xuống những hố cát và đá sâu...).


Có vô vàn nguy hiểm mà giới trộm mộ phải đối mặt khi hành nghề. (Ảnh: Baidu)

Đặc biệt là thủy ngân, đây là một chất có độc tính cực cao, lại dễ bay hơi. Một khi bước vào những nơi có chứa chất này với nồng độ cao thì coi như mạng sống sẽ bỏ lại ở nơi đó.

Điển hình cho hệ thống bẫy thủy ngân khiến mộ tặc khiếp sợ đó chính là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Chắc chắn một điều là trong lăng mộ vị vua nhà Tần này sẽ có rất nhiều đồ bồi táng cực kì giá trị, nhưng với hệ thống "sông thủy ngân" và vô số cạm bẫy khác trong lăng mộ thì những tên trộm mộ dù thèm muốn đến mấy cũng không dám bước chân vào.

3. Ảnh hưởng từ chính tâm lý của mộ tặc

Nghề trộm mộ là một nghề trái đạo đức, trái pháp luật. Do đó, giới mộ tặc luôn hành nghề vào ban đêm. Điều này để đảm bảo rằng hành tung của chúng sẽ không bị phát hiện.

Tuy nhiên, thói quen hành nghề này đã khiến cho cơ thể của những tay trộm mộ này chịu ảnh hưởng cực kì xấu. Bởi việc đảo lộn thời gian sinh hoạt và làm việc giữa ban ngày và ban đêm như vậy trong 1 quãng thời gian quá dài sẽ dẫn đến những tổn thương lớn cho cơ thể.

Và điểm mấu chốt ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của những tên trộm mộ đó là tâm lý luôn trong trạng thái bất an của chúng. Nguyên nhân chính là do nghề trộm mộ luôn ẩn chứa xác suất bị tóm rất cao.


Giới trộm mộ luôn hành nghề vào ban đêm. (Ảnh minh họa: Baidu)

Một khi bị bại lộ, chúng sẽ bị quan phủ bỏ tù, thậm chí là xử tử. Do đó mà trong giới trộm mộ luôn có những quy tắc hành nghề nhất định để phòng tránh những điều bất trắc.

Với đầy rẫy nguy hiểm khi hành nghề như vậy, phần lớn những tên trộm mộ đều khó có thể sống thọ là điều dễ hiểu. Và cũng có thể nói đây là hậu quả đáng sợ mà những tay trộm mộ phải gánh chịu khi làm những việc thất đức cũng không hề sai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News