Vận chuyển kính viễn vọng 10 tỷ USD bằng "valy" khổng lồ

Để đưa kính viễn vọng không gian lớn nhất thế giới vượt quãng đường hàng nghìn kilomet, NASA phải dùng tới một container đồ sộ có thiết kế đặc biệt.

Kính viễn vọng James Webb (JWST) tới Guiana, vùng lãnh thổ thuộc Pháp, hôm 12/10 sau hành trình 16 ngày dài 2.400 km, sử dụng xe tải, sà lan và tàu biển cỡ lớn để đi qua kênh đào Panama. JWST sẽ phóng vào không gian từ cơ sở ở Nam Mỹ này. NASA chia sẻ hình ảnh phía sau quá trình vận chuyển kính viễn vọng.

JWST thực hiện hành trình sau khi đóng gói trong "valy", một container đặc biệt khổng lồ có tên gọi chính thức là Phương tiện vận chuyển kính viễn vọng không gian qua đường hàng không, đường bộ và đường thủy (STTARS). Theo NASA, container tùy chỉnh này được thiết kế để chịu mọi điều kiện khắc nghiệt hoặc phát sinh đột ngột mà JWST có thể gặp phải trên đường. STTARS nặng 76.000 kg và dài 33,5 m. Các kỹ sư NASA gập JWST theo kiểu origami để đặt vừa bên trong container và chuẩn bị cho buổi phóng.

Video do NASA chia sẻ hé lộ quá trình đưa kính viễn vọng vào valy ở nhà máy của Northrop Grumman tại California và chuyển tới bến tàu hôm 24/9. Đội vận chuyển thậm chí kiểm tra ổ gà dọc đường để đảm bảo kính viễn vọng cực nhạy không bị xóc nảy. Video thứ hai cho thấy quá trình phức tạp để chuyển kính viễn vọng tới tàu chở hàng đi dọc kênh đào Panama. Lộ trình được hoạch định để tránh những vùng biển động.

Vận chuyển kính viễn vọng 10 tỷ USD bằng valy khổng lồ
Các kỹ sư đưa kính James Webb vào container.

JWST là dự án hợp tác giữa NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada, dự kiến phóng trên tên lửa Ariane 5 từ cảng vũ trụ châu Âu hôm 18/12 sau nhiều năm trì hoãn. Dù vậy, hệ thống vẫn cần trải qua hai tháng chuẩn bị. JWST trang bị công nghệ giúp nhìn ngược quá khứ và tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ. Nếu tất cả thuận lợi, JWST sẽ hoạt động đồng thời với kính viễn vọng không gian Hubble đã cũ kỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 14/10/2021
Australia bắt đầu chế tạo tàu thám hiểm Mặt trăng

Australia bắt đầu chế tạo tàu thám hiểm Mặt trăng

Australia đang chế tạo một tàu thám hiểm Mặt Trăng, có khả năng cất cánh trong vòng 5 năm tới.

Đăng ngày: 14/10/2021
Blue Origin kết thúc thành công sứ mệnh đưa hành khách lớn tuổi nhất vào vũ trụ

Blue Origin kết thúc thành công sứ mệnh đưa hành khách lớn tuổi nhất vào vũ trụ

Tối 13/10 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ của công ty Blue Origin đã trở lại Trái Đất, kết thúc thành công sứ mệnh đưa hành khách lớn tuổi nhất bay vào vũ trụ.

Đăng ngày: 14/10/2021
19 tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất: Phát hiện 4 hành tinh mới

19 tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất: Phát hiện 4 hành tinh mới

Kính viễn vọng vô tuyến LOFAR của Hà Lan vừa bắt được tín hiệu vô tuyến lạ từ các ngôi sao lùn đỏ trong bán kính 160 năm ánh sáng quanh Trái đất.

Đăng ngày: 13/10/2021
Vũ trụ đâu chỉ có hố đen, đã ai biết

Vũ trụ đâu chỉ có hố đen, đã ai biết "hố trắng" cũng đáng gờm không kém?

Hố đen không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng đã bao giờ bạn nghe đến “hố trắng vũ trụ”?

Đăng ngày: 13/10/2021
Những mối nguy hiểm khi robot sát thủ châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới

Những mối nguy hiểm khi robot sát thủ châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới

Các hệ thống vũ khí tự hành – còn gọi là robot sát thủ - có thể đã lần đầu tiên giết hại con người vào năm ngoái - theo một báo cáo mới đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về cuộc nội chiến Libya.

Đăng ngày: 13/10/2021
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "quái vật" bẻ cong không thời gian, "xé" thiên hà làm 3

Một quang cảnh vũ trụ ngoạn mục trong đó một thiên hà xoắn ốc tưởng chừng bị xé làm 3 đã được kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA) ghi lại, tiết lộ sự hiện diện bí ẩn của thứ gì đó bẻ cong không thời gian.

Đăng ngày: 12/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News