Vận hành kính viễn vọng mặt trời lớn nhất Trung Quốc

Các nhà khoa học hôm 24/3 cho biết đã hoàn tất chế tạo và đưa vào hoạt động Kính viễn vọng mặt trời lớn Trung Quốc (CLST) ở Tứ Xuyên.

Vận hành kính viễn vọng mặt trời lớn nhất Trung Quốc
Kính viễn vọng mặt trời lớn nhất Trung Quốc đặt tại Thành Đô, Tứ Xuyên. (Ảnh: Xinhua).

CLST, được phát triển bởi Viện Quang học và Điện tử thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, có khẩu độ lên tới 1,8 m. Nó là kính thiên văn dùng để quan sát Mặt Trời lớn thứ hai trên thế giới, sau Kính viễn vọng Daniel K Inouye (DKIST) ở Hawaii, Mỹ.

Thiết bị sẽ được sử dụng để theo dõi hoạt động của Mặt Trời, cung cấp dữ liệu "chính xác hơn" để hỗ trợ nghiên cứu vật lý và dự báo thời tiết không gian, theo Rao Changhui, trưởng nhóm dự án. CLST có cấu trúc mở với mái vòm có thể thu vào và một bộ dẫn xuất cơ học lớn giúp nó luôn hướng về một điểm khi Trái đất quay.

Vận hành kính viễn vọng mặt trời lớn nhất Trung Quốc
DKIST - kính viễn vọng mặt trời lớn nhất thế giới đặt tại Hawaii. (Ảnh: SCMP).

Trước đây, kính viễn vọng mặt trời lớn nhất Trung Quốc thuộc về Kính thiên văn chân không khẩu độ 1 m ở tỉnh Vân Nam. Khẩu độ càng lớn, kính viễn vọng càng mạnh về khả năng thu tín hiệu quang học và điện từ, có nghĩa nó có thể thực hiện các quan sát chính xác hơn. Trong quá trình thử nghiệm, CLST đã chụp được những bức ảnh độ phân giải cao đầu tiên về bầu khí quyển Mặt Trời.

Trung Quốc đang xây dựng thêm một kính viễn vọng mặt trời vô tuyến ở huyện Đạo Thành, cũng ở tỉnh Tứ Xuyên. Nó sẽ có 401 ăng-ten nằm trong vòng tròn rộng 1 km, mỗi ăng-ten có đường kính 4,5 m. Thiết bị dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2021, được sử dụng để theo dõi sự phóng vật chất của vành nhật hoa hoặc gió mặt trời, giúp đưa ra cảnh báo sớm về bất kỳ tác động tiềm tàng nào đối với Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ mới

Trung Quốc có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ mới

Trung Quốc sắp triển khai một chương trình không gian để chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ có kích thước bằng 1/3 trạm ISS.

Đăng ngày: 26/02/2020
Mỹ chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới tại Idaho

Mỹ chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới tại Idaho

Bên cạnh việc sở hữu kích cỡ nhỏ gọn, điểm đáng chú ý nhất của dự án nhà máy điện hạt nhân này là nó sẽ sử dụng chất thải phóng xạ để tạo ra điện năng.

Đăng ngày: 26/02/2020
Brazil khánh thành trạm nghiên cứu 100 triệu đô ở Nam Cực

Brazil khánh thành trạm nghiên cứu 100 triệu đô ở Nam Cực

Trạm nghiên cứu khoa học Comandante Ferraz rộng 4.500m2 hôm 14/1 chính thức được đưa vào hoạt động trên hòn đảo King George.

Đăng ngày: 17/01/2020
Trung Quốc thông xe cầu dây văng có tháp bê tông cao nhất thế giới

Trung Quốc thông xe cầu dây văng có tháp bê tông cao nhất thế giới

Dự án cầu Pingtang bắc qua thung lũng sông Caodu hôm 30/12 chính thức được đưa vào hoạt động ở tỉnh Quý Châu, miền tây Trung Quốc.

Đăng ngày: 31/12/2019
Tàu phá băng mạnh nhất thế giới bắt đầu thử nghiệm trên biển

Tàu phá băng mạnh nhất thế giới bắt đầu thử nghiệm trên biển

Tàu phá băng Arktika dài hơn 173m và trọng lượng rẽ nước 33.500 tấn, có thể phá vỡ lớp băng dày 3m.

Đăng ngày: 18/12/2019
Nhà máy sản xuất ruồi duy nhất trên thế giới

Nhà máy sản xuất ruồi duy nhất trên thế giới

Đây là nhà máy duy nhất trên thế giới cho phép các nhà khoa học người Panama và Mỹ hợp tác để sản xuất và mỗi tuần thả ra tự nhiên hơn 20 triệu con ruồi đã bị chiếu xạ, làm cho vô sinh.

Đăng ngày: 18/12/2019
Ashurbanipal: Thư viện hoàng gia lâu đời nhất thế giới

Ashurbanipal: Thư viện hoàng gia lâu đời nhất thế giới

Vào thế kỷ 7 trước Công nguyên, Ashurbanipal – vị vua vĩ đại của Đế quốc Tân Assyrian – xây dựng Thư viện Hoàng gia Ashurbanipal để chứa những tài liệu mà ông sưu tập được thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 15/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News