Vàng xuất hiện nhờ Trái đất nuốt nhiều mặt trăng rồi "đặt bẫy"

Trái đất cổ đại đã có những "hành vi quái vật", kèm theo một chiếc bẫy kỳ lạ trong lớp phủ, để có được bề mặt phong phú về mặt hóa học như ngày nay.

Nhóm nghiên cứu Mỹ đến từ Đại học Yale và Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI) cho biết họ đã "trúng số độc đắc" khi cố tìm hiểu câu chuyện về nguồn gốc của vàng, theo SciTech Daily.

Đó là một kịch bản tàn khốc và thú vị về cách một hành tinh hình thành.


Vàng đã đến Trái đất nhờ các vật thể không gian. Trái đất nuốt chúng và phân phối vàng theo cách bất ngờ. (Ảnh: SCITECH DAILY).

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences cho biết, các tác động cổ đại là thủ phạm đem vàng và bạch kim đến Trái đất.

Khi Trái đất va chạm và nuốt chửng các "Mặt trăng xui xẻo", tương tự thiên thể mang tên Mặt trăng ngày nay, đã khiến các lớp vật chất của nó bị gấp lại, để lại vàng và bạch kim lẫn lộn trong "cơ thể" sau va chạm.

Tuy nhiên, chúng ta đào được vàng, bạch kim và một số kim loại khác trong các mỏ gần bề mặt thật ra là một điều cực kỳ vô lý.

Chúng được xếp vào nhóm nguyên tố có ái lực cao với sắt nên đáng lẽ trong quá trình tiến hóa, hành tinh phải bị hút hết vào lõi kim loại của Trái đất. Chúng sẽ chìm nhanh từ lớp phủ vào lõi, hợp nhất vào lõi

Lý thuyết đột phá của nhóm Yale và SwRI tập trung vào một vùng mỏng, tạm thời của lớp phủ, giữa phần bị tan chảy và phần rắn hơn.

Khu vực này có các đặc tính động lực đặc biệt có thể bẫy các thành phần kim loại đang rơi xuống một cách hiệu quả.

Nói cách khác, sau khi "ăn thịt" các vật thể kém may mắn, Trái đất tiếp tục thực hiện hành vi "đặt bẫy" các nguyên tố đặc biệt mà các nạn nhân đã đem tới.

Nhờ các quá trình trên, Trái đất có một lớp vỏ với đặc tính hóa học cực kỳ phong phú. Con người vô tình thành những kẻ may mắn khi nhờ đó mà đào được kim loại quý như vàng hay bạch kim.

Lý thuyết mới cũng khẳng định quá trình hấp thụ các "bữa ăn cổ đại" này vẫn đang tiếp tục, mà những dị thường địa vật lý như "vùng vận tốc cực thấp" - hai cụm vật chất khác lạ, to như lục địa nằm ở ranh giới lõi - lớp phủ - là bằng chứng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn

Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News