"Vành đai nhiệt khắc nghiệt" đe dọa 100 triệu người ở Mỹ
1/4 diện tích đất tại Mỹ, nơi sinh sống của hơn 100 triệu người, sẽ phải hứng chịu nhiệt độ hơn 52 độ C trong ba thập kỷ tới, bao gồm bang có tốc độ dân số tăng nhanh như Texas.
Theo báo cáo mới từ First Street Foundation, tổ chức nghiên cứu rủi ro khí hậu có trụ sở tại New York, “vành đai nhiệt khắc nghiệt” sẽ mở rộng từ 50 hạt vào năm 2023 lên hơn 1.000 hạt ở Mỹ vào năm 2053, theo Financial Times.
“Cực kỳ nguy hiểm” là thuật ngữ được Cơ quan Thời tiết Quốc gia sử dụng khi chỉ số nóng bức khi vượt quá 52 độ C. Đây là chỉ số kết hợp nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí để ấn định nhiệt độ tương đương theo cảm nhận của con người. Chỉ số cao có thể làm tăng nguy cơ say nắng, dẫn đến các vấn đề tim mạch và tử vong.
First Street cho biết số người ở Mỹ tiếp xúc với chỉ số nhiệt như vậy dự kiến tăng từ 8 triệu vào năm 2023 lên 107 triệu vào năm 2053.
Các báo cáo cũng chỉ ra tác động ngày càng nghiêm trọng đối với các trung tâm dân cư và thị trường bất động sản của Mỹ khi Trái Đất nóng lên do phát thải khí nhà kính. Nhiệt độ đã tăng 1,1 độ C trên toàn cầu kể từ thời tiền công nghiệp.
Các đợt nắng nóng đã “đốt cháy” phần lớn nước Mỹ vào mùa hè này, tạo nên nhiệt độ kỷ lục ở Texas và các con số gần kỷ lục từ Tây Bắc Thái Bình Dương đến Đông Bắc vào tháng 7, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia.
Một công nhân xây dựng uống nước giữa thời tiết nóng nực ở Palm Springs, California, Mỹ. (Ảnh: Reuters).
Báo cáo cho biết sự gia tăng nhiệt độ cực cao trên 52 độ C sẽ tập trung ở miền Trung nước Mỹ, trải dài từ miền Bắc Texas đến các bang như Indiana, Illinois và Iowa nằm xa các bờ biển.
Những thành phố hàng đầu dễ bị ảnh hưởng bởi ngày nắng nóng khắc nghiệt là St Louis và Kansas ở bang Missouri, Memphis ở Tennessee, Tulsa, Oklahoma và Chicago ở Illinois, theo báo cáo.
Báo cáo cũng phân tích các địa điểm theo số ngày chỉ số nóng bức vượt quá 38 độ C. 5 quận - bốn ở Texas và một ở California - hiện có hơn 100 ngày như vậy mỗi năm.
Dù vậy, theo Abby Corbett, nhà kinh tế cấp cao tại CoStar, một công ty nghiên cứu bất động sản thương mại, các hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn tiếp tục đổ xô đến thị trường ở những bang như Texas, Florida, Arizona, Georgia và Carolinas, bất chấp rủi ro và thách thức về khí hậu ngày càng gia tăng.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng
Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
