Trận lũ lụt "1.000 năm" có một tại Thung lũng Chết nhìn từ vũ trụ

Các ảnh chụp của vệ tinh NASA cho thấy tác động lớn của trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở công viên quốc gia Thung lũng Chết hôm 5/8.


Ảnh vệ tinh ngày ngày 11/7 và ngày 7/8 của Thung lũng Chết. (Ảnh: Đài quan sát Trái Đất NASA)

Ảnh hưởng của trận lũ lụt "1.000 năm" xảy ra ở công viên quốc gia Thung lũng Chết đầu tháng 8 lớn đến mức có thể quan sát từ không gian. Các vệ tinh Terra và Aqua của NASA chụp ảnh Thung lũng Chết vào ngày 11/7, trước khi lũ lụt xảy ra, và vào ngày 7/8, hai ngày sau trận mưa kỷ lục.

Hôm 5/8, khu vực Furnace Creek của Thung lũng Chết nhận lượng mưa 3,71 cm trong một ngày, bằng khoảng 75% lượng mưa thường trút xuống trong một năm. Trong những thập kỷ gần đây, lần duy nhất công viên quốc gia này nhận nhiều mưa hơn là vào ngày 15/4/1988, đạt mức 3,73 cm.

"Trận mưa lớn gây ra thảm họa lũ lụt tại Thung lũng Chết là một sự kiện 1.000 năm, cực kỳ hiếm gặp. Sự kiện 1.000 năm không có nghĩa là nó xảy ra một lần mỗi 1.000 năm, mà là chỉ có 0,1% khả năng xảy ra trong bất kỳ năm nào", Daniel Berc, nhà khí tượng tại Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ ở Las Vegas, cho biết.

Các hình ảnh về lũ lụt nhìn từ không gian do tổ chức Đài quan sát Trái Đất NASA công bố. Hình ảnh được tạo ra nhờ kết hợp ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng khả kiến để hiển thị vùng nước. Trong ảnh, nước lũ màu xanh lam đậm còn đất sũng nước màu xanh lam nhạt. Đất trống màu nâu còn thảm thực vật màu xanh lá cây sáng.


Những chiếc xe tại Thung lũng Chết bị lũ đẩy xô vào nhau. (Ảnh: Death Valley NPS)

Lũ lụt như vậy rất hiếm xảy ra ở Thung lũng Chết. Nguyên nhân liên quan đến "hiệu ứng bóng mưa", theo chuyên gia Sara Pratt tại NASA. Khi không khí ẩm từ Thái Bình Dương di chuyển vào đất liền, nó phải vượt qua 4 dãy núi trước khi đến Thung lũng Chết. Không khí bị đẩy lên phía trên các ngọn núi, hơi ẩm ngưng tụ và rơi xuống. Khi tới Thung lũng Chết, không khí không còn hơi ẩm. Các con đường xuyên qua Thung lũng Chết đã đóng cửa từ khi lũ lụt xảy ra.

Theo thông báo của công viên hôm 10/8, các khu vực được tham quan nhiều nhất vẫn đóng cửa do các mảnh vỡ và thiệt hại từ trận lũ. Một số người tránh những con đường bị chặn bằng cách đi trên đường đất thô sơ. Hành động này khiến các nhân viên phải tìm kiếm người mắc kẹt thay vì tiến hành các hoạt động chống lũ lụt.

Thung lũng Chết là nơi nóng nhất Trái đất, từng đạt mức nhiệt 56,7 độ C vào ngày 10/7/1913. Số liệu này được ghi nhận trong một đợt nắng nóng mà nhiệt độ đạt mức 53,9 độ C trở lên trong suốt 5 ngày liên tiếp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 15/05/2025
“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

Quái vật lửa Kilauea - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - không có nguồn gốc thông thường mà là một quái vật từ thế giới ngầm sâu trong lòng Trái Đất, nghiên cứu mới từ Úc chứng minh.

Đăng ngày: 13/05/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News