Phát triển mẫu bồn cầu kiểu mới, đi không cần xả nước

Bồn cầu Sandi sử dụng cát và băng chuyền thay cho phương pháp xả nước thông thường, giúp tiết kiệm nước và chi phí lắp đặt.

Archie Read, sinh viên ngành kiến trúc tại Đại học Dundee (Scotland) phát triển mẫu bồn cầu không cần nước cho các khu vực có thu nhập thấp, ví dụ như vùng nông thôn châu Phi hạ Sahara, Design Boom hôm 8/8 đưa tin.

Read lắp đặt một hệ thống xả cơ học dùng băng chuyền để chuyển chất thải từ bồn cầu vào khoang chứa bên dưới. Trước hết, người dùng cần đổ đầy cát vào ngăn đựng bên trên và ấn cần gạt để cát chảy xuống. Khi bồn cầu đã đầy cát, người dùng có thể đi vệ sinh, sau đó xả bằng cách ấn cần gạt và đợi cho đến khi cát đẩy chất thải xuống khoang chứa.

Bên dưới, Read còn đặt thiết bị chia tách chất thải rắn và lỏng, cho phép người dùng xử lý phân thành một dạng phân bón. Bồn cầu đã được thử nghiệm thành công với khoai tây nghiền trộn lẫn cùng nước, ngô và phẩm màu. Tuy nhiên, Read cho biết vẫn cần chỉnh sửa thêm một vài chi tiết.

Phát triển mẫu bồn cầu kiểu mới, đi không cần xả nước
Người dùng chỉ cần gắn xuống sàn nhà, đổ đầy vật liệu xả và có thể bắt đầu sử dụng.

Trong tương lai, Read mong muốn Sandi được bán với giá 72 USD và không có chi phí vận hành vì mẫu bồn cầu này không đòi hỏi quá trình lắp đặt phức tạp. Người dùng chỉ cần gắn xuống sàn nhà, đổ đầy vật liệu xả và có thể bắt đầu sử dụng. Sandi có khả năng lưu trữ tối thiểu 20 lít chất thải rắn và 30 lít chất thải lỏng. "Một hộ gia đình 7 người sẽ cần đổ bồn cầu một lần cứ mỗi 10 ngày", Read cho biết.

Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là chi phí sản xuất vẫn cao gấp 4 lần so với mức mục tiêu, Read chia sẻ. Read dự định hợp tác với các tổ chức lớn để xin tài trợ cho dự án, đồng thời hợp tác với các kỹ sư và nhà thiết kế để tiến hành thêm các quy trình thử nghiệm, lắp ráp, giúp đảm bảo chất lượng và tính khả thi của Sandi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học Mỹ chế tạo bê tông từ vỏ tôm như thế nào mà có thể chắc chắn đến vậy?

Các nhà khoa học Mỹ chế tạo bê tông từ vỏ tôm như thế nào mà có thể chắc chắn đến vậy?

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu về việc làm bê-tông từ vỏ tôm cực kỳ chắc chắn mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm.

Đăng ngày: 10/08/2022
Nghiên cứu sản xuất rượu vang đặc sản từ quả điều

Nghiên cứu sản xuất rượu vang đặc sản từ quả điều

Tận dụng quả điều bị vứt bỏ sau khi thu hái, các nhà khoa học đã sử dụng để lên men thành rượu vang giàu dưỡng chất, nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng điều.

Đăng ngày: 06/08/2022
Sáng chế máy đánh bắt cá đầy tính nhân văn của chàng trai gốc Ấn

Sáng chế máy đánh bắt cá đầy tính nhân văn của chàng trai gốc Ấn

Saif Khawaja cùng nhóm các kỹ sư nghiên cứu của công ty Shinkei Systems đã sáng chế ra một chiếc máy đánh bắt và chế biến cá ưu việt hơn so với các phương pháp truyền thống.

Đăng ngày: 03/08/2022
Các nhà khoa học nghiên cứu phát triển đệm gây buồn ngủ

Các nhà khoa học nghiên cứu phát triển đệm gây buồn ngủ

Các nhà nghiên cứu phát triển đệm thông minh với những bộ phận làm mát và sưởi ấm được bố trí đặc biệt, thúc đẩy giấc ngủ đến sớm.

Đăng ngày: 27/07/2022
Cách bảo vệ đường sắt khỏi cong vênh do nắng nóng

Cách bảo vệ đường sắt khỏi cong vênh do nắng nóng

Để đối phó với nắng nóng, kỹ sư đường sắt có thể giảm tốc độ tàu, sơn đường ray màu trắng, xây đường ray hàn liền hoặc dùng tà vẹt bê tông.

Đăng ngày: 26/07/2022
Đoàn tàu có thể hút 6.000 tấn CO2 mỗi năm

Đoàn tàu có thể hút 6.000 tấn CO2 mỗi năm

CO2 Rail, công ty khởi nghiệp ở Mỹ, lên kế hoạch thu CO2 trực tiếp từ không khí bằng những toa tàu đã chỉnh sửa chạy ngang dọc trên cả nước.

Đăng ngày: 24/07/2022
Giải pháp ngăn ô nhiễm dầu tràn bằng... tóc người

Giải pháp ngăn ô nhiễm dầu tràn bằng... tóc người

Những chiếc thảm làm từ lông, tóc có thể dùng để làm sạch các vết dầu tràn nhỏ sau tai nạn giao thông trên đường hoặc những sự cố tràn dầu lớn trên biển.

Đăng ngày: 22/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News