Phát hiện mới mở ra hy vọng cứu sống một người vừa qua đời

Nhiều ý kiến cho rằng nên xem lại định nghĩa về cái chết sau khi các nhà khoa học Mỹ hôm 3/8 thông báo họ có thể khôi phục chức năng tế bào của những con lợn đã chết được một giờ.

Nhóm nghiên cứu tại Mỹ từng gây sửng sốt cho cộng đồng khoa học vào năm 2019 khi phục hồi được chức năng tế bào trong não của những con lợn, vài giờ sau khi chúng bị chặt đầu.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Nature hôm 3/8 còn mở rộng kỹ thuật này cho toàn bộ cơ thể, theo AFP.

Các nhà nghiên cứu tạo ra cơn đau tim ở những con lợn được gây mê, khiến máu ngừng cung cấp đến các cơ quan trên cơ thể. Điều này làm mất oxy của các tế bào. Và nếu không có oxy, các tế bào ở động vật có vú sẽ chết.

Những con lợn sau đó đã chết trong một giờ.

Các nhà khoa học bơm vào cơ thể các con lợn chất lỏng có chứa máu của chính chúng, một dạng tổng hợp của hemoglobin (protein vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu) và các loại thuốc bảo vệ tế bào, ngăn ngừa cục máu đông.

Trong 6 giờ tiếp theo của thí nghiệm, máu lưu thông lại và nhiều tế bào ở tim, gan và thận của những con lợn bắt đầu hoạt động trở lại.


Các nhà khoa học cho biết có thể khôi phục chức năng của một số cơ quan của các con lợn được thí nghiệm, một giờ sau khi tim chúng ngừng đập. (Ảnh: TNS).

Nenad Sestan, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, cho biết: “Những tế bào này hoạt động hàng giờ sau trong khi chúng đáng lẽ không thể hoạt động. Điều này cho chúng ta biết quá trình chết đi của tế bào có thể bị dừng lại”.

Nhà khoa học David Andrijevic, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết nhóm hy vọng kỹ thuật OrganEx được dùng trong nghiên cứu “có thể được sử dụng để cứu nội tạng”.

Nhà khoa học Sam Parnia, công tác tại Trường Y khoa Grossman, Đại học New York cho rằng đây là “một nghiên cứu thực sự đáng chú ý và rất quan trọng”. Nó cho thấy rằng cái chết là “quá trình sinh học có thể điều trị được và có thể đảo ngược trong nhiều giờ sau khi nó xảy ra”, ông nói.

Phát hiện này làm dấy lên hy vọng cứu sống nhiều bệnh nhân cần cấy ghép các cơ quan nội tạng.

Tuy nhiên, nó cũng có thể thúc đẩy cuộc tranh luận về đạo đức. Đặc biệt là sau khi một số con lợn đáng lẽ đã chết lại chuyển động đầu trong quá trình thử nghiệm và khiến các nhà nghiên cứu giật mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News