Bí ẩn tia sét khổng lồ "bắn ngược" lên những đám mây

Một cảnh quay hy hữu ghi lại tia sét khổng lồ bắn lên những đám mây thay vì phóng xuống. Trong nhiều năm, hiện tượng này đã thách thức sự hiểu biết của các nhà khoa học.

Sét từ giông bão không chỉ phóng xuống mặt đất. Đôi khi, chúng di chuyển theo chiều ngược lại, tạo thành một dạng phóng điện hiếm thấy, được gọi là "sét thượng tầng khí quyển". Sở dĩ có tên gọi như vậy, là bởi những tia sét này xuất phát ở phần đỉnh của các đám mây, và phóng tới rìa dưới của tầng khí quyển.


Ảnh cắt từ clip ngắn ghi lại chuyển động của tia sét "Gigantic Jet". (Ảnh: Kevin Palivec).

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân, cũng như cách thức hình thành của những tia sét này, vì việc "tận mắt" bắt gặp chúng, hay thậm chí ghi lại khoảnh khắc cũng là vô cùng khó khăn.

Điểm khởi đầu của nghiên cứu là một clip ngắn do bởi Kevin Palivec - nhà khoa học khí quyển, kiêm nhiếp ảnh gia, ghi lại ở vùng Trung Texas (Mỹ).

Trong đoạn clip, có thể thấy tia sét "Gigantic Jet" (một dạng hiếm gặp của sét thượng tầng khí quyển) xuất phát từ một khu vực nằm trên đỉnh của đám mây, ở độ cao khoảng 15 - 20 km. Sau đó, nó phóng điện lên khu vực phía trên, chạm tới tầng điện ly - hay phần khí quyển của hành tinh chúng ta kéo dài từ khoảng 48 km từ bề mặt, đến rìa không gian nằm cách xa 965 km.

Khác với một tia sét thông thường, sét thượng tầng khí quyển thường kết nối với nhau thành một chùm rất dày, và cũng giải phóng một lượng điện tích gấp khoảng 3 lần ở khu vực giữa đám mây và tầng điện ly.

Tia sét đặc biệt này cũng xuất hiện trong một cơn bão đất liền, thay vì biển - nơi ghi nhận các hiện tượng tương tự xảy ra phổ biến hơn.


Gigantic Jet chụp tại vùng núi lửa Mauna Kea, Hawaii. (Ảnh: Getty).

Bên cạnh Gigantic Jet, người ta cũng ghi nhận một số trường hợp dị biệt khác, như sét dị hình (Sprite) xảy ra do các điện tích dẫn theo tia sét phóng từ vùng đỉnh của đám mây hoặc mặt đất; hay sét dị hình xanh (Blue jet) trông giống như một ngôi sao băng di chuyển trong tầng bình lưu...

Hầu hết những tia sét đặc biệt này diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, chỉ từ vài mili-giây. Đôi khi, chúng được cho là nguyên nhân gây ra những  sự cố không thể giải thích được của các phương tiện có tầm hoạt động cao, hoặc khi chúng di chuyển lên phía trên đám mây để né tránh cơn bão nhiệt đới.

Việc ghi lại được tia sét đặc biệt đã phần nào giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức mà hiện tượng phát sáng tạm thời tương tự được hình thành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News