Vật liệu giúp người cổ đại vận chuyển hàng tấn đá xây Stonehenge

Thợ xây thời xưa có thể lấy mỡ lợn để bôi trơn xe gỗ, sau đó dùng loại xe này để đưa những khối đá khổng lồ vào vị trí.

Vật liệu giúp người cổ đại vận chuyển hàng tấn đá xây Stonehenge
Stonehenge, vòng tròn đá nổi tiếng và bí ẩn ở Anh. (Ảnh: Yahoo News).

Các nhà khoa học cho rằng mỡ lợn có thể là chất bôi trơn những xe gỗ lớn dùng trong quá trình xây vòng tròn đá Stonehenge ở Anh, Yahoo News hôm 16/7 đưa tin. Vết chất béo phát hiện trên những mảnh gốm ở Durrington Walls, gần Stonehenge, từng được cho là dùng để làm thức ăn cho thợ xây. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu tại Đại học Newcastle, số mảnh vỡ này có thể thuộc về những chiếc xô đựng mỡ động vật.

"Tôi quan tâm đến việc có rất nhiều chất béo dính trên các mảnh gốm và được bảo quản trong điều kiện tốt. Tôi muốn biết thêm về lý do tại sao lượng mỡ lợn lại nhiều như vậy. Các mảnh xương khai quật được tại đây cho thấy, nhiều con lợn bị xiên và nướng thay vì chặt ra như cách thường làm nếu nấu trong nồi", tiến sĩ Lisa-Marie Shillito tại Đại học Newcastle cho biết.

Theo nghiên cứu trước đây, những tảng đá nặng đến vài tấn có thể được vận chuyển bằng xe trượt với 20 người điều khiển. Một số tảng đá nhiều khả năng được chuyển đến từ Wales, cách xa hơn 200km. Các nhà sử học cũng cho rằng có thể người cổ đại chia quá trình xây dựng Stonehenge thành nhiều giai đoạn.

"Đến nay, giới khoa học chủ yếu cho rằng vết mỡ động vật trong các mảnh gốm liên quan đến việc nấu nướng và ăn uống. Điều đó khiến nhiều nhận định ban đầu bị lái theo hướng trên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ và những dấu vết này có thể gợi ra bằng chứng cho giả thuyết dùng mỡ bôi trơn xe trượt", tiến sĩ Shillito nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài khủng long hoàn toàn mới ở Thuỵ Sĩ

Phát hiện loài khủng long hoàn toàn mới ở Thuỵ Sĩ

Bộ xương hoá thạch của loài khủng long mới được bảo quản cực tốt được xác định có niên đại từ cuối kỷ Trias.

Đăng ngày: 16/07/2019
Lá thư Kitô giáo lâu đời nhất thế giới được tìm thấy

Lá thư Kitô giáo lâu đời nhất thế giới được tìm thấy

Đây được coi là bức thư Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới có từ những năm 230 sau Công nguyên được viết trên một loại giấy cói Ai Cập cổ đại, nhằm giúp hiểu rõ hơn về các Kitô hữu đầu tiên trong Đế chế La Mã.

Đăng ngày: 16/07/2019
Hóa thạch 115 triệu năm của cây hoa loa kèn cổ nhất thế giới

Hóa thạch 115 triệu năm của cây hoa loa kèn cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch nguyên vẹn tới từng tế bào của cây hoa loa kèn lâu đời nhất thế giới ở Brazil.

Đăng ngày: 15/07/2019
Sa mạc Sahara khô cằn từng là nơi những sinh vật biển lớn nhất cư ngụ

Sa mạc Sahara khô cằn từng là nơi những sinh vật biển lớn nhất cư ngụ

Từ những hóa thạch tìm thấy ở sa mạc Sahara, phía bắc Mali, các nhà khoa học tái tạo hình ảnh các loài vật đã tuyệt chủng và phát hiện nhiều điều bất ngờ.

Đăng ngày: 15/07/2019
Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn

Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn

Chính quyền Ai Cập hôm 13/7 đã mở cửa 2 kim tự tháp cổ ở phía nam thủ đô Cairo, công bố phát hiện về nhiều cỗ quách với các xác ướp được bảo quản tốt.

Đăng ngày: 15/07/2019
40% người châu Á mang dấu vết cuộc hôn phối khác loài

40% người châu Á mang dấu vết cuộc hôn phối khác loài

Sau phát hiện chấn động về những cuộc hôn phối với loài người tuyệt chủng Neanderthals, các nhà khoa học tiếp tục tìm ra con cháu của người Denisovians ở châu Á.

Đăng ngày: 14/07/2019
Phát hiện hóa thạch chân chim kỳ lạ 99 triệu năm trong cục hổ phách

Phát hiện hóa thạch chân chim kỳ lạ 99 triệu năm trong cục hổ phách

Theo Guardian, hóa thạch chân chim này có phần kỳ lạ vì ngón chân giữa dài hơn các ngón còn lại. Nó được tìm thấy trong một cục hổ phách từ Myanmar.

Đăng ngày: 13/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News