Vật thể bay nhỏ bằng hạt cát theo dõi mầm bệnh trong không khí

Một vi mạch xử lý nhỏ bằng hạt cát chính là vật thể bay nhân tạo nhỏ nhất từng được sáng chế trên thế giới, có thể giúp theo dõi bệnh lây nhiễm qua không khí.

Nhóm kỹ sư tại Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết vật thể bay siêu nhỏ này còn có thể ứng dụng trong giám sát ô nhiễm không khí và nồng độ độc tố trong môi trường ở quy mô chưa từng có.

Vật thể bay nhỏ bằng hạt cát theo dõi mầm bệnh trong không khí
So sánh kích thước của một "vi mạch bay" với một con kiến thông thường. (Ảnh: Đại học Northwestern)

Không gắn động cơ, thiết bị bay nhỏ bé này hoạt động giống như những cái hạt hình cánh quạt của cây phong. Chúng đón gió để làm chậm quá trình rơi khi lướt về phía mặt đất.

Vật thể bay này gồm hai phần chính: những linh kiện điện tử nhỏ vài mm và các cánh. Trọng lượng của thiết bị điện tử được phân bổ thấp ở trung tâm của bộ vi xử lý để ngăn nó rơi xuống đất một cách hỗn loạn.

Ngoài bộ phận cảm biến, chúng còn được trang bị nguồn điện, ăng-ten để liên lạc không dây và bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu. Những dữ liệu này sau đó được chuyển đến điện thoại thông minh hoặc máy tính.

Giáo sư điện tử sinh học John Rogers, người đứng đầu chương trình phát triển “vi mạch bay” cho biết mục đích chế tạo của chúng là để giám sát ô nhiễm, giám sát dân số hoặc theo dõi dịch bệnh.

Qua nghiên cứu cách các loại hạt phân tán trong gió, nhóm nhà phát triển tại Đại học Northwestern đã tối ưu hóa khí động học của “vi mạch bay” để đảm bảo rằng khi rơi từ tên cao, nó sẽ rơi với vận tốc chậm có kiểm soát.

Điều này cho phép chúng phân tán trên một khu vực rộng lớn đồng thời tăng thời gian lưu lại trong không khí, tương tác với những phân tử ô nhiễm và mầm bệnh trên đường rơi xuống đất.

Cho đến nay, các phiên bản của thiết bị nhỏ bé này đã được gắn cảm biến ô nhiễm không khí, công cụ nghiên cứu bức xạ Mặt trời và cảm biến độ chua PH để theo dõi chất lượng nước.

Về vấn đề rác thải điện tử, ông Rogers cùng các đồng nghiệp đang lưu ý sử dụng loại chất liệu hoà tan vô hại trong nước - giống như máy tạo nhịp tim có thể hấp thụ sinh học - để làm “vi mạch bay”. 

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết kế hệ thống làm mát không dùng điện

Thiết kế hệ thống làm mát không dùng điện

Các nhà nghiên cứu thiết kế hệ thống sử dụng kết hợp ánh sáng Mặt Trời và nước muối để tạo hiệu ứng làm mát thay vì dùng điện.

Đăng ngày: 25/09/2021
Tế bào quang điện lập kỷ lục hiệu suất cao nhất thế giới

Tế bào quang điện lập kỷ lục hiệu suất cao nhất thế giới

Công ty SunDrive sử dụng đồng thay bạc trong tế bào quang điện mới, lập kỷ lục hiệu suất cao nhất thế giới.

Đăng ngày: 24/09/2021
Mặt đường đầu tiên được nâng cấp với siêu vật liệu graphene

Mặt đường đầu tiên được nâng cấp với siêu vật liệu graphene

Các chuyên gia thử nghiệm trộn graphene vào nhựa đường tái chế nhằm đánh giá hiệu quả kéo dài tuổi thọ cho các con đường của vật liệu này.

Đăng ngày: 23/09/2021
Nhờ kỹ thuật bảo quản tạng ghép, khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh thực phẩm thân thiện với môi trường

Nhờ kỹ thuật bảo quản tạng ghép, khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh thực phẩm thân thiện với môi trường

Tiến bộ của y học có thể giúp bữa ăn hàng ngày của chúng ta tươi ngon hơn.

Đăng ngày: 23/09/2021
Hệ thống robot giúp vô hiệu hóa thủy lôi

Hệ thống robot giúp vô hiệu hóa thủy lôi

Vô hiệu hóa mìn hải quân (thuỷ lôi) được biết đến là một nhiệm vụ nguy hiểm.

Đăng ngày: 22/09/2021
Công nghệ phá dỡ cao ốc

Công nghệ phá dỡ cao ốc "đỉnh" của Nhật không tiếng ồn, không khói bụi

Toà nhà được phá huỷ trong âm thầm, nhìn ngoài không ai nhận ra, song bên trong có máy móc và các kỹ sư làm việc để loại bỏ từng cột, kèo và mặt sàn mỗi tầng.

Đăng ngày: 21/09/2021
Các kiến trúc sư giới thiệu nhà module bằng thép in 3D

Các kiến trúc sư giới thiệu nhà module bằng thép in 3D

Các kiến trúc sư giới thiệu khu nhà có hình dáng giống con bướm, có thể tự sản xuất năng lượng tái tạo và không sử dụng cầu thang.

Đăng ngày: 21/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News