Vật thể bốc cháy gây lo sợ trạm vũ trụ Trung Quốc rơi
Xác tàu hàng Nga bốc cháy trên bầu trời Dubai, khiến nhiều người lo sợ vì cho rằng đó là trạm vũ trụ Trung Quốc rơi xuống Trái Đất.
Một tàu vũ trụ chở hàng bỏ đi của Nga bốc cháy trên bầu trời đêm ở bán đảo Arab, thu hút sự chú ý của nhiều người dân từ Dubai đến Riyadh trước khi tan vỡ trong bầu khí quyển Trái Đất với những mảnh vụn rơi xuống Ấn Độ Dương, theo International Business Times.
Xác tàu vũ trụ bốc cháy trên bầu trời Dubai. (Video: Caters News).
Kết thúc của tàu Progress MS-07 không người lái vào tối hôm 16/10 diễn ra đúng như kế hoạch sau khi tàu vận chuyển 2,75 tấn nước, thực phẩm và thiết bị khoa học cho các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Con tàu khỏi hành hôm 14/10 từ Tổ hợp phóng Baikonur ở Kazakhstan. Tên lửa và các tầng đã rơi trước đó trong khí quyển và gần như không ai trông thấy, theo Hasan Ahmad al-Hariri, giám đốc điều hành viện giáo dục Dubai Astronomy Group.
Sau khi tháo dỡ hàng hóa, các phi hành gia cho tàu rơi xuống theo kế hoạch. Lộ trình rơi của tàu được căn chuẩn thời gian để có thể quan sát vào tối thứ Hai. Xác tàu bay ngang qua đường chân trời Dubai phía sau tháp Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới. Quá trình tàu bốc cháy khi lao qua khí quyển kéo dài 80 giây, gây bất ngờ cho nhiều người chứng kiến và làm dấy lên lo ngại do một số người tưởng nhầm đây là trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc đang đâm xuống mặt đất.
Xác tàu bay ngang qua đường chân trời Dubai phía sau tháp Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới.
Cơ quan Truyền thông Dubai mô tả vật thể rơi là một thiên thạch. Trong một thông báo, Cơ quan Hàng không Dân sự UAE cho biết: “thiên thạch là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra vào thời điểm này trong năm”. Trên thực tế, đó là tàu vũ trụ dài 6,5m bốc cháy cách mặt đất 140km.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
