Vật thể có thể va chạm năm 2040 lại sượt qua Trái đất, tiết lộ điều gây sốc

Sau chuyến viếng thăm lần gây hoảng sợ vào năm 2011 và các quan sát giúp thở phào vào năm 2012, vật thể kỳ dị lại tiếp tục ghé thăm Trái đất tháng 2-2023 và khiến các dữ liệu một lần nữa rối tung.

Theo Live Science, tiểu hành tinh dị thường được đặt tên là 2011 AG5, được phát hiện lần đầu vào tháng 1-2011 bởi Khảo sát Núi Lemmon bằng một kính viễn vọng đặt tại Arizona - Mỹ. Tiểu hành tinh đã gây lo sợ vào thời điểm đó vì các nhà khoa học dự báo rằng quỹ đạo 621 ngày quanh Mặt trời của nó sẽ dẫn tới một vụ va chạm tàn khốc với Trái đất vào năm 2040.

Các quan sát tiếp theo năm 2012 cho rằng các tính toán này đã sai lầm và nó sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên vật thể vẫn được xếp vào nhóm "có khả năng gây nguy hiểm".


Vật thể dị thường 2011 AG5 trong những bức ảnh mới nhất - (Ảnh: NASA).

Vào ngày 3-2-2022, tiểu hành tinh này một lần nữa áp sát Trái đất với khoảng cách 1,8 triệu km, một khoảng cách gần đối với thiên văn nhưng đủ xa cho sự an toàn.

Đó cũng là cơ hội để các nhà khoa học quét nó lần nữa và… bị sốc lần nữa.

Sử dụng Radar hệ Mặt trời Goldstone mạnh mẽ tại cơ sở Mạng không gian sâu của NASA đặt tại miền Nam California - Mỹ, các nhà nghiên cứu đã chụp hình tiểu hành tinh này và nhận thấy nó dài tới 500m nhưng chỉ rộng 150m.

Đây là hình dáng kỳ lạ bởi theo nhà khoa học Lance Benner từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, trong số 1.040 vật thể gần Trái đất được quan sát bởi radar hành tinh, đây là vật thể dài nhất. Những cái khác tròn hơn rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu không đưa ra được lời giải thích về hình dạng kỳ lạ này. Họ cũng tính được vật thể mất khoảng 9 giờ để hoàn thành một vòng tự quay và hoàn toàn bối rối không hiểu vì sao nó quay chậm hơn thế.

Hình ảnh cũng cho thấy các mảng sáng và tối xen lẫn trên bề mặt tiểu hành tinh, một điều… cũng bí ẩn nốt.

Nhưng các dị thường lần đầu được quan sát này đem lại hy vọng để hiểu rõ vật thể hơn, thông qua các phân tích chuyên sâu, bao gồm việc dự báo khả năng gây nguy hiểm của nó chính xác hơn.

"Các phép đo phạm vi mới này của nhóm radar hành tinh sẽ tiếp tục tinh chỉnh chính xác vị trí của nó trong tương lai" - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) của NASA tại JPL, cho biết.

Tin mừng là các tính toán mới khẳng định ít nhất nó sẽ không va chạm vào năm 2040, dù áp sát với khoảng cách chỉ hơn một nửa so với cú áp sát vừa rồi và chắc chắn sẽ tiếp tục cần theo dõi trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News