Vật thể lạ rơi xuống Morocco "chỉ điểm" sự sống ngoài hành tinh
Theo tờ Space, vật thể lạ này được cho là đến từ một sự kiện trên sao Hỏa, có thể là va chạm hay bắn ra khỏi sao Hỏa, và nó đã rơi xuống Trái đất 11 năm trước.
Nghiên cứu mới đẫn dầu bởi tiến sĩ Philippe Schmitt-Kopplin từ Đại học Kỹ thuật Munich và Helmholtz Munich (Đức) cho thấy nó quả là vật thể lạ theo nghĩa đen, vì mang một thành phần vô cùng đặc biệt so với các thiên thạch khác từng được tìm thấy trên địa cầu.
Vật thể lạ rơi xuống Morocco 11 năm trước có thành phần mang giá trị như "biển chỉ đường" đến sự sống ngoài hành tinh mà con người luôn mơ ước tìm thấy - (Ảnh: Natural History Museum Vienna)
Cụ thể, họ đã tìm thấy các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng, hợp chất ma-giê hữu cơ, axit cacboxylic phân nhánh aliphatic, aldehyd và olefin trong thiên thạch.
Vật thể lạ này, được gọi là Tissint, là một trong 5 thiên thạch sao Hỏa quý giá được phát hiện trên Trái đất.
Phân tử hữu cơ mà nó chứa đựng không chỉ mang đến một cơ hội cho sự sống ngoài hành tinh, mà cách thiên thạch này được tạo nên cũng hé lộ nhiều chi tiết rất mới về hành tinh đó.
Mối quan tâm đặc biệt được nhắm vào các phân tử ma-giê hữu cơ, thứ chưa từng được tìm thấy trước đó kể cả bởi các robot của NASA đã và đang làm việc trên sao Hỏa. Các phân tử này cung cấp những hiểu biết mới về địa hóa nhiệt độ cao, áp suất cao đã hình thành nên những lớp bên trong sao Hỏa, cũng như mối liên hệ giữa chu trình carbon và sự tiến hóa của các khoáng vật này.
"Hiểu được các quá trình và chuỗi sự kiện hình thành nguồn tài nguyên hữu cơ phong phú này sẽ tiết lộ các chi tiết mới về khả năng sinh sống của sao Hỏa và khả năng xảy ra các phản ứng có thể dẫn tới hình thành sự sống" - đồng tác giả Andrew Steele từ Viện Carnegie (Mỹ), khẳng định.
Phát hiện này cũng giúp các tác giả hoàn thiện hơn danh mục về những gì cấu thành sao Hỏa, một hành tinh được cho là đã được sinh ra giống như Trái đất. Dữ liệu này vừa giúp hiểu thêm vừa chính Trái đất, vừa là định hướng tốt cho các sứ mệnh sao Hỏa tương lai.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về thiên thạch Morocco và "báu vật" nó chứa đựng, cũng như mong chờ một mảnh ghép khác mà NASA hứa hẹn đưa về từ sao Hỏa trong những năm tới - các mẫu đất đá trực tiếp từ hành tinh đỏ mà robot của cơ quan này đang tiến hành thu thập.
Nghiên cứu vừa được công bố trên Science Advances.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.
