Vẽ mặt chống bom

Hành vi vẽ mặt không chỉ giúp che giấu hành tung của binh sĩ trước kẻ thù, mà trong tương lai còn có thể che chắn giúp họ sống sót sau những vụ nổ bom.

Trong những bộ phim Hollywood về lực lượng biệt kích, người xem thường thấy cảnh các binh sĩ cơ bắp cuồn cuộn vẽ lên mặt những dấu vằn vện, thường là màu xanh lá và nâu, trước mỗi đợt xuất kích. Tuy nhiên, trong tương lai, ngụy trang như vậy không những có thể giúp họ tránh khỏi cặp mắt đối phương, mà còn bảo vệ họ trước sức ép từ bom nổ.

Vẽ mặt chống bom
Lực lượng đặc nhiệm của nhiều nước thường vẽ sơn ngụy trang trước khi thực thi nhiệm vụ

AFP dẫn lời nhà nghiên cứu Robert Lochhead của Đại học miền nam Mississippi (Mỹ) giải thích những vụ nổ bom thường tống ra 2 đợt tấn công đầy nguy hiểm. Đầu tiên là sóng áp suất cao lan tỏa với tốc độ siêu thanh và có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở các phần bên trong cơ thể. Kế đến là vụ nổ nhiệt xuất hiện gần như tức thì. “Đó là đợt sóng nhiệt mang theo sức nóng hơn 600 độ C, kéo dài khoảng 2 giây nhưng có thể nung chín mặt, tay và những nơi không được quần áo che phủ”, theo chuyên gia Lochhead. Để bảo vệ binh sĩ trước sự tấn công của bom, các nhà khoa học đã phát minh một loại vật liệu có thể che chắn khuôn mặt giống bôi kem chống nắng. Kết quả là da sẽ được phủ bởi một lớp kem dính mỏng, nhưng có khả năng chịu nhiệt hiệu quả, theo trang tin InnovationNewsDaily.

Trong các cuộc thí nghiệm, phát minh của nhóm Lochhead chứng tỏ khả năng bảo vệ trước sóng nhiệt kéo dài 2 giây từ những vụ bom nổ. Nó che chắn được phần mặt và tay đến 15 giây trước khi nhiệt độ của bề mặt da tăng lên mức có thể bị phỏng nhẹ. Lớp vật liệu này có thể sử dụng tốt trong trường hợp của lính cứu hỏa, những người luôn phải đối phó với lửa bỏng. Để hoàn thiện vật liệu trên, các chuyên gia phải loại bỏ những thành phần có chứa dầu, từ dầu khoáng, hợp chất béo nhằm tránh tình trạng dầu cháy làm phỏng mặt. Thay vào đó, họ dùng silicone, và nhóm cũng xoay xở để thêm thành phần chống côn trùng vào sản phẩm mới.

Loại sơn vẽ mặt đã qua được các cuộc kiểm tra đợt đầu để triển khai thêm lần sau. Nhóm của chuyên gia Lochhead cũng lên kế hoạch thử nghiệm sơn mới cho quần áo, lều trại… Đặc tính kháng nước đã được bổ sung trong trường hợp lính tráng di chuyển trên địa hình sông suối, theo báo cáo được trình bày trước Hội nghị American Chemical Society vừa qua ở Philadelphia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News