Vệ tinh 56 năm tuổi sắp rơi xuống Trái Đất
Sau 56 năm bay quanh quỹ đạo Trái Đất, vệ tinh bị lãng quên này sẽ rơi xuống Thái Bình Dương.
Theo Forbes, Orbiting Geophysics Observatory 1 (OGO-1), một vệ tinh của NASA được phóng vào năm 1964, sắp rơi xuống Trái Đất sau 56 năm bay trong không gian.
OGO-1 là vệ tinh có quãng thời gian hoạt động tương đối ngắn, chỉ khoảng 7 năm kể từ khi được phóng lên quỹ đạo. Năm 1971, NASA chính thức tuyên bố kết thúc sứ mệnh của OGO-1.
Mô phỏng quá trình rơi của OGO-1. Ảnh: NASA.
“Mặc dù OGO-1 là phiên bản đầu tiên thuộc dòng OGO được phóng vào vũ trụ, nó sẽ trở thành vệ tinh cuối cùng rời khỏi quỹ đạo và bay trở về Trái Đất, rơi xuống nhiều vị trí khác nhau trên đại dương”, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ cho biết.
Dự kiến, OGO-1 sẽ rời khỏi quỹ đạo hiện quay quanh Trái Đất và rơi xuống vùng biển phía trên khu vực quần đảo Tahiti, Thái Bình Dương rạng sáng ngày chủ nhật theo giờ Việt Nam. Toàn bộ quá trình này sẽ chỉ diễn ra từ 1-2 phút.
Tuy nhiên, với cân nặng chỉ 500 kg, rất khó để quan sát hay ghi lại được quá trình vệ tinh 56 tuổi này rơi xuống Trái Đất.
“Vệ tinh sẽ vỡ tan khi tiến vào bầu khí quyển và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào với hành tinh của chúng ta. Với những tàu vũ trụ đã nghỉ hưu, đây là một quá trình vô cùng bình thường”, NASA tuyên bố.
Đáng ngạc nhiên, vào ngày 25/8, chương trình quan sát bầu trời Catalina Sky Survey của Đại học Arizona đã nhầm lẫn vệ tinh OGO-1 sang một tiểu hành tinh sắp va chạm với Trái Đất. Mãi sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học mới nhận ra đó chỉ là một vệ tinh cũ đã nghỉ hưu.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
