Vệ tinh của Việt Nam sẵn sàng phóng vào đầu tháng 10

Vệ tinh NanoDragon do Việt Nam chế tạo là một trong số 38 nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ vào đời sống, giai đoạn 2016-2020.

Tại cuộc họp tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2020 (Chương trình), sáng 27/9, PGS.TS Doãn Minh Chung, Chủ nhiệm Chương trình, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, đã có 38 đề tài nghiên cứu được triển khai. Trong số này có 26 nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ vào phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng các mô hình, thuật toán phân tích giải đoán các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường, biển đảo, thiên tai bảo đảm quốc phòng an ninh...

Trong đó, đề tài nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano với sản phẩm là vệ tinh NanoDragon do Trung tâm vũ trụ Việt Nam chế tạo thành công đã chuyển sang Nhật Bản, sẵn sàng cho lịch phóng vào đầu tháng 10 tới tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima.

Vệ tinh NanoDragon có khối khoảng 4kg, có kích thước 3U (100x100 x340,5mm) được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560km.

Vệ tinh của Việt Nam sẵn sàng phóng vào đầu tháng 10
Vệ tinh NanoDragon trong phòng sạch của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. (Ảnh: VNSC).

Ngoài sản xuất vệ tinh, Chương trình đã xây dựng được cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, trong đó có phương pháp định danh ảnh VNREDSat-1 trên toàn thế giới. Có 24 bộ số liệu và cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên đề ảnh vệ tinh đã được phát triển, phục vụ cho nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, và thiên tai của Việt Nam. Trên 20 mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó sử dụng vệ tinh Việt Nam, giám sát và dự báo thiên tai được triển khai.

Các mô hình và quy trình sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và các nguồn dữ liệu khác để xác định nồng độ các chất ô nhiễm nước, tính toán phát thải khí carbon, cảnh báo nhanh sự cố môi trường biển, đánh giá hình thái và quy mô bố trí cơ sở, trận địa quân sự, giám sát hành lang bảo vệ bờ biển... Hệ thống WebGIS sử dụng trong quản lý và giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, chất lượng nước, lớp phủ rừng, mức độ ô nhiễm không khí... cũng là thành tựu đáng nói của công nghệ vũ trụ thời gian qua.

Các nhóm nghiên cứu trong Chương trình đã xây dựng phần mềm phục vụ điều khiển vệ tinh, xử lý nâng cao chất lượng ảnh vệ tinh; phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm vệ tinh và Trạm mặt đất, phương tiện phóng vệ tinh;

Các hệ thống phần mềm hỗ trợ tích hợp thông tin giám sát một số mục tiêu, đối tượng (tàu thuyền và giàn khoan) trên vùng biển Việt Nam; mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm vệ tinh cỡ Nano; Phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm tên lửa đẩy... đã được triển khai.

PGS.TS Doãn Minh Chung nhận định, Chương trình đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Các nhiệm vụ khoa học được lựa chọn để thực hiện đều có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ vũ trụ giải quyết các vấn đề cấp bách của khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Ông Chung cũng chỉ ra một số điểm còn tồn tại của Chương trình đó là chưa bao quát được hết các nội dung được phê duyệt. Trong đó, ứng dụng vệ tinh viễn thông kết nối với hạ tầng quốc gia, nghiên cứu cơ bản về vật liệu trong môi trường vũ trụ... chưa được nghiên cứu tới do nội dung quá rộng, chưa có đủ kinh phí và thời gian triển khai trên thực tế.

Trong giai đoạn đến năm 2030, các nhà khoa học kiến nghị các cơ quan quản lý tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, quy trình đề xuất và xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng và tăng tính ứng dụng thực tiễn.

Các nhà khoa học cũng mong muốn tăng mức đầu tư, rút ngắn thời gian phê duyệt các đề tài, đặc biệt là các đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ, tạo điều kiện cho việc hoàn thành các sản phẩm chất lượng cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thí nghiệm cho phụ nữ nằm trên giường nước 5 ngày của ESA

Thí nghiệm cho phụ nữ nằm trên giường nước 5 ngày của ESA

Cơ quan Vũ trụ châu Âu tiến hành thí nghiệm đặc biệt với tình nguyện viên nữ để nghiên cứu tác động của du hành vũ trụ đến cơ thể.

Đăng ngày: 28/09/2021
Cứ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế là sẽ chụp được ảnh Trái đất đẹp lung linh? Thực tế không dễ như bạn nghĩ đâu

Cứ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế là sẽ chụp được ảnh Trái đất đẹp lung linh? Thực tế không dễ như bạn nghĩ đâu

Trên thực tế, để chụp được hình Trái đất ấn tượng từ ISS là cả một quá trình khó khăn.

Đăng ngày: 27/09/2021
Chỉ cần 1 tỷ đồng, bạn sẽ có ngay một vũ trụ giả lập chi tiết nhất có thể lưu trong máy tính

Chỉ cần 1 tỷ đồng, bạn sẽ có ngay một vũ trụ giả lập chi tiết nhất có thể lưu trong máy tính

Dù khối dữ liệu này có dung lượng đến 3 triệu GB, nhưng nó đã được nén xuống chỉ còn 100.000 GB - đủ để lưu trong một ổ đĩa cứng.

Đăng ngày: 27/09/2021
Ngoạn mục thiên hà

Ngoạn mục thiên hà "vượt thời gian", hiện về từ quá khứ 13 tỉ năm trước

ALMA - hệ thống kính thiên văn khổng lồ, tối tân đặt trên sa mạc tử thần Acatama (Chile) - vừa chụp được hình ảnh quá khứ của 2 trong số các thiên hà đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ.

Đăng ngày: 27/09/2021
Elon Musk muốn nâng cấp nhà vệ sinh trên tàu vũ trụ

Elon Musk muốn nâng cấp nhà vệ sinh trên tàu vũ trụ

Sau khi sứ mệnh Inspiration4 kết thúc thành công, Elon Musk đã chia sẻ điểm ông muốn cải thiện trên chiếc tàu vũ trụ của SpaceX.

Đăng ngày: 27/09/2021
Thứ kỳ lạ ở

Thứ kỳ lạ ở "hành tinh phồng" mở đường tìm kiếm sự sống?

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra những đám mây chưa từng thấy, cực kỳ chi tiết trên một hành tinh khí khổng lồ cách Trái đất 520 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 27/09/2021
NASA sắp phóng vệ tinh viễn thám trị giá 750 triệu đô

NASA sắp phóng vệ tinh viễn thám trị giá 750 triệu đô

Công ty Hàng không Vũ trụ Mỹ đã hoàn tất các bước chuẩn bị để phóng vệ tinh quan sát Trái đất mạnh mẽ nhất vào đầu tuần tới.

Đăng ngày: 27/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News