Vệ tinh NASA chụp ảnh vụ nổ sao chổi ngoài vũ trụ

Vụ nổ giải phóng khoảng một triệu kg vật chất và có thể để lại hố trũng đường kính 20m trên bề mặt sao chổi Wirtanen.

Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh (TESS) của NASA, nhóm nhà thiên văn tại Đại học Maryland dựng video time-lapse về quá trình sao chổi 46P/Wirtanen giải phóng bụi, băng và khí. Time-lapse là kỹ thuật ghép nhiều hình ảnh liên tục và tua nhanh. TESS chụp chúng trong lần tiếp cận gần Wirtanen vào cuối năm ngoái.

Vệ tinh NASA chụp ảnh vụ nổ sao chổi ngoài vũ trụ
TESS chụp chúng trong lần tiếp cận gần Wirtanen vào cuối năm ngoái.

Đây là những hình ảnh hoàn thiện và chi tiết nhất đến nay về sự hình thành và tiêu tán của vụ nổ sao chổi tự nhiên. Nhóm chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Astrophysical Journal Letters hôm 22/11.

Có hai giả thuyết phổ biến về nguyên nhân xảy ra hiện tượng sao chổi bùng nổ, cả hai đều liên quan đến việc Mặt Trời làm bay hơi lớp băng bề mặt và đẩy sao chổi tiến về phía trước. Theo giả thuyết thứ nhất, một đợt sóng nhiệt bất ngờ ập tới lớp băng không ổn định và tạo ra vụ nổ. Giả thuyết thứ hai cho rằng lớp băng mới hình thành phải tiếp xúc đột ngột với ánh sáng Mặt Trời do vách đá trên bề mặt sao chổi đổ sụp hoặc do hoạt động địa chất khác.

Wirtanen tới gần Trái Đất nhất ngày 16/12/2018. Vụ nổ xảy ra trước đó, bắt đầu từ ngày 26/9. Ban đầu là đợt lóe sáng kéo dài một tiếng, sau đó là giai đoạn tiếp tục phát sáng trong 8 tiếng.

Giai đoạn thứ hai này có thể xảy ra do bụi sao chổi từ vụ nổ lan ra, khiến đám mây bụi phản xạ nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn. Sau khi đạt độ sáng mạnh nhất, sao chổi bắt đầu mờ dần đi trong hơn hai tuần. Vì TESS chụp ảnh chi tiết mỗi 30 phút nên nhóm nghiên cứu có thể theo dõi từng giai đoạn một cách cụ thể.

Nhóm chuyên gia ước tính lượng vật chất phun ra trong vụ nổ là khoảng một triệu kg. Vụ nổ có thể để lại một hố trũng đường kính 20 m trên sao chổi. Khi nghiên cứu thêm kích thước các hạt trong vệt đuôi bụi, kết quả tính toán có thể chính xác hơn. Việc quan sát thêm nhiều sao chổi sẽ giúp các nhà khoa học xác định hiện tượng bùng sáng nhiều giai đoạn như vậy trong vụ nổ sao chổi là hiếm gặp hay phổ biến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh báo thảm kịch thiên thạch tấn công, quét sạch sự sống trên Trái đất

Cảnh báo thảm kịch thiên thạch tấn công, quét sạch sự sống trên Trái đất

Một nhà thiên văn học hàng đầu tin rằng kịch bản một tiểu hành tinh lao xuống Trái đất, quét sạch sự sống của nhân loại chỉ là vấn đề thời gian.

Đăng ngày: 06/12/2019
Tại sao phi hành gia lúc đi mặc áo trắng, lúc về phải mặc áo màu cam?

Tại sao phi hành gia lúc đi mặc áo trắng, lúc về phải mặc áo màu cam?

Quần áo phi hành gia phải có màu trắng nhưng khi quay về trái đất thì họ lại mặc áo màu cam, có gì đặc biệt từ điều này?

Đăng ngày: 06/12/2019
Tàu không gian SpaceX chở lửa và chuột lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Tàu không gian SpaceX chở lửa và chuột lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Ngày 4/12, tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ chở khoang Dragon chứa đầy hàng tiếp tế và các dụng cụ thí nghiệm đặc biệt lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 05/12/2019
Thiên hà vòng cách Trái đất 600 triệu năm ánh sáng

Thiên hà vòng cách Trái đất 600 triệu năm ánh sáng

Nguồn gốc hình thành của Hoag, thiên hà có hình dạng đặc biệt, là bí ẩn của giới khoa học suốt gần 70 năm.

Đăng ngày: 05/12/2019
Tìm thấy tàu đổ bộ Mặt Trăng mất liên lạc của Ấn Độ

Tìm thấy tàu đổ bộ Mặt Trăng mất liên lạc của Ấn Độ

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm thứ Hai cho biết đã tìm thấy tàu đổ bộ Vikram bị rơi xuống Mặt Trăng hồi tháng 9 năm nay.

Đăng ngày: 03/12/2019
Kích hoạt kính viễn vọng vô tuyến ở vùng tối của Mặt trăng

Kích hoạt kính viễn vọng vô tuyến ở vùng tối của Mặt trăng

Trung Quốc và Hà Lan hợp tác vận hành đài thiên văn vô tuyến ở vệ tinh bay trên vùng tối Mặt Trăng nhằm thu tín hiệu sau vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 03/12/2019
Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 03/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News