Vệ tinh siêu nhỏ Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ
Sau hơn 3 tháng hoạt động ổn định trên quỹ đạo, PicoDragon đã giảm dần độ cao và bị cháy khi rơi vào tầng khí quyển của trái đất, đánh dấu thành công bước đầu trong lộ trình phát triển vệ tinh ở Việt Nam.
>>> Vệ tinh siêu nhỏ Việt nam chế tạo lần đầu phát tín hiệu từ vũ trụ
"Sự kiện PicoDragon đi vào bầu khí quyển và bốc cháy đúng như thời gian sống thiết kế. Vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên do Việt Nam chế tạo đã hoàn thành nhiệm vụ", tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia (VNSC), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cho biết.
Vệ tinh PicoDragon (thứ ba từ phải sang) được đưa vào quỹ đạo và bắt đầu phát tín hiệu về Trái đất. (Ảnh: VNSC)
PicoDragon vào vũ trụ vào tháng 8 năm ngoái nhờ tàu vận tải HTV4 từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima. Giữa tháng 12/2013, vệ tinh được phóng ra từ Trạm vụ trụ quốc tế. Trong hơn ba tháng hoạt động trên quỹ đạo, vệ tinh đã hoạt động tương đối ổn định và liên tục phát tín hiệu quảng bá là bản tin "PicoDragon VietNam" đến các trạm mặt đất trên toàn thế giới.
Từ thành công này, ông Tuấn cho biết, dự kiến năm 2016, VNSC sẽ phát triển các vệ tinh lớn hơn cỡ nano (khoảng 10kg) và vệ tinh cỡ micro (khoảng 50kg) vào năm 2017, vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên có trọng lượng 500kg vào năm 2020.
Pico Dragon có kích thước 10 x 10 x 11,35cm, khối lượng một kg, là sản phẩm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của VNSC. Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh trái đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
