Vệ tinh tìm thấy hẻm núi sâu bên dưới lớp băng dày ở Châu Nam Cực

Một thế giới huyền bí của những hẻm núi bị lộn ngược nằm sâu bên dưới những lớp băng dày của Châu Nam Cực vừa được phát hiện.

Các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy một cấu trúc bên trong các lớp băng dày ở Châu Nam Cực, mà từ đó có thể tính toán lại về độ dày của các tầng băng nơi đây cũng như sự ảnh hưởng của chúng đến mực nước biển dâng.

Noel Gourmelen, một nhà nghiên cứu viễn thám từ Đại học Edinburgh, cho biết hẻm núi này nằm trong khu vực lớp băng Dotson ở thềm băng tây Nam Cực. Sự xuất hiện của vùng không gian này khiến 4 tỷ lít nước ngọt từ lục địa Nam Cực tràn ra ngoài Nam Đại Dương.

Vệ tinh tìm thấy hẻm núi sâu bên dưới lớp băng dày ở Châu Nam Cực
Ảnh chụp tầng băng Dotson từ vệ tinh Sentinel-1 của ESA. Các nhà nghiên cứu tìm thấy một hẻm núi rộng bên dưới mặt băng này. (Ảnh: Copernicus Sentinel data (2017), A. Hogg/CPOM).

Theo Cơ quan Hàng không Châu Âu (ESA), sự phân chia mạnh mẽ ở các tầng băng đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ tồi tệ. Để tìm hiểu rõ, Gourmelen cùng các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu thu được từ vệ tinh CryoSat và Copernicus Sentinel-1 của ESA để tìm hiểu về thế giới bên dưới thềm băng ở Châu Nam Cực.

Cả hai vệ tinh này đều sử dụng các kỹ thuật radar để đo độ dày và động lực của tầng băng. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu quan sát được và cho thấy ở tầng băng Dotson có một khe nứt rộng 50km, mở rộng về hướng bờ biển Marie Byrd.

“Chúng tôi tìm thấy những sự thay đổi nhỏ về độ cao của nơi này qua dữ liệu của CryoSat và về tốc độ dịch chuyển của băng qua quan sát của vệ tinh Sentinel-1, nhận thấy rằng sự tan chảy không đồng đều, mà tập trung vào một rãnh chạy dài rộng 5km và chạy dài 60km ở bên dưới bề mặt lớp băng”, Gourmelen cho biết.

Hẻm núi bên dưới lớp băng có thể được hình thành bởi dòng nước tương đối ấm của đại dương – khoảng 1 độ C – di chuyển theo chiều kim đồng hồ rồi hướng ngược lên trên, do sự tự quay của hành tinh.

Vệ tinh tìm thấy hẻm núi sâu bên dưới lớp băng dày ở Châu Nam Cực
Bề mặt phía trên của tầng băng Dotson, trông có vẻ phẳng mịn nhưng bên dưới là cả không gian trống khổng lồ. (Ảnh: N. Gourmelen).

“Chúng tôi nghĩ rằng mô hình dòng nước ấm đi vào các lớp băng như thế này đã diễn ra được khoảng 25 năm, dựa trên các quan sát từ các vệ tinh cho thấy sự thay đổi ở khu vực này của Châu Nam Cực”, ông cho biết thêm.

Vào thời gian này, dòng nước ấm đã khoét sâu vào bên trong tầng băng ở độ sâu khoảng 200km và có chiều rộng khoảng 15km. Khe rãnh này mở rộng thêm về chiều sâu mỗi năm khoảng 7 mét.

“Khi các rãnh nứt được hình thành ở bên trong, chúng sẽ phát triển rộng thêm thành các khe nứt và lan lên mặt đất, khiến bề mặt bị sụt lún và từ đó sự tan chảy băng ở bề mặt sẽ diễn ra nhanh hơn và tập trung về phía bị lún thấp”, ông cho biết trong bài nghiên cứu.

Sau nghiên cứu này, ông Gourmelen cùng nhóm của mình sẽ mở rộng nghiên cứu sang các phần còn lại của thềm băng phía tây Châu Nam Cực, và xa hơn là những khu vực khác của châu lục này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News