Vẹt đánh bại 21 sinh viên Harvard trong trò chơi trí nhớ

Con vẹt 22 tuổi thể hiện khả năng ghi nhớ vượt xa nhiều sinh viên đại học trong bài tập tìm quả bông giấu dưới cốc.

Con vẹt xám châu Phi (Psittacus erithacus) tên Giffin trở thành đề tài trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports. Các nhà nghiên cứu cho Griffin tham gia một bài tập kiểm tra trí nhớ, trong đó con vẹt đực phải tìm đúng vị trí quả bông màu giấu dưới cốc nhựa bị xáo trộn nhiều lần trên bàn. Trong khi đó, 21 sinh viên Đại học Harvard cũng được giao bài tập tương tự. Kết quả là Griffin đánh bại họ 12 lượt trong tổng số 14 lượt chơi, theo trưởng nhóm nghiên cứu Hrag Pailian, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Harvard, told The Harvard Gazette.

Vẹt đánh bại 21 sinh viên Harvard trong trò chơi trí nhớ
Vẹt Griffin và nhà tâm lý học Irene Pepperberg. (Ảnh: Live Science).

Griffin không phải con vẹt bình thường. Theo các nhà khoa học, con chim 22 tuổi trở thành đề tài của những nghiên cứu về nhận thức và giao tiếp từ 7,5 tuần tuổi. Người nuôi dưỡng Griffin là Irene Pepperberg, nhà tâm lý học ở Đại học Harvard, đồng tác giả nghiên cứu, từng dạy con vẹt phát âm hơn 30 từ tiếng Anh, bao gồm tên gọi màu sắc. Do đó, Griffin không cần huấn luyện đặc biệt để học luật chơi. Pepperberg chỉ cần làm mẫu vài lần cho nó.

Ngoài các sinh viên Harvard, 21 trẻ em trong độ tuổi 6 - 8 tuổi cũng tham gia trò chơi. Lúc đầu, những người chơi được yêu cầu ghi nhớ vị trí của hai quả bông giấu dưới hai chiếc cốc không bị dịch chuyển. Vào cuối ngày, người chơi phải theo dõi 4 quả bông màu sắc khác nhau giấu dưới 4 chiếc cốc bị xáo trộn 4 lần. Sau màn xáo trộn, người chơi được giao một quả bông lấy từ chỗ khác và phải tìm quả bông có màu sắc tương tự dưới cốc. Griffin có thể tìm quả bông với độ chính xác cao hơn nhóm trẻ em ở cả 14 lượt chơi. Các sinh viên Harvard bắt đầu đoán sai ở lượt xáo trộn 3 quả bông cùng lúc nhưng Griffin vẫn chọn đúng 100%. Tới cuối ngày, khi 4 quả bông bị xáo trộn nhiều lần, độ chính xác trong phán đoán của Griffin mới sụt giảm.


Vẹt Griffin chọn quả bông dưới cốc. (Video: Harvard).

Theo nhóm nghiên cứu, cả con vẹt và những người chơi đều sử dụng một đặc điểm của trí nhớ ngắn hạn gọi là "thao tác" để làm bài tập. Việc con vẹt làm tốt không kém 42 người chơi chứng tỏ đặc điểm này là năng lực xa xưa, có thể đã tồn tại ở tổ tiên chung của người và chim từ hàng triệu năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh loài khỉ đột hiếm có nhất thế giới địu con trên lưng

Hình ảnh loài khỉ đột hiếm có nhất thế giới địu con trên lưng

Chỉ còn 300 con khỉ đột sông Cross (Gorilla gorilla diehli) còn sống sót trên thế giới, điều này khiến chúng trở thành phân loài khỉ đột có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

Đăng ngày: 13/07/2020
Bí mật ẩn sau loài rắn được xem là thần dược cho đàn ông Nhật Bản

Bí mật ẩn sau loài rắn được xem là thần dược cho đàn ông Nhật Bản

Không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản bởi nọc độc cực mạnh và vô cùng nguy hiểm, rắn đỏ Mamushi còn được biết đến nhờ đặc tính sinh sản độc đáo, mang đến dược tính cao, tác dụng quý trong các bài thuốc đông y dành cho nam giới.

Đăng ngày: 11/07/2020
Sốc với loài dơi Philippines to bằng người lớn

Sốc với loài dơi Philippines to bằng người lớn

Những bức ảnh về loài dơi có kích thước to bằng con người gần đây đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội, khiến cư dân mạng dậy sóng.

Đăng ngày: 08/07/2020
Bí ẩn những con sư tử biển mất đầu, trôi dạt vào bờ biển Canada

Bí ẩn những con sư tử biển mất đầu, trôi dạt vào bờ biển Canada

Xác những con sư tử biển bị chặt đầu trôi dạt vào bờ biển đảo Vancouver trong vài tháng qua, khiến các nhà bảo vệ động vật lo ngại.

Đăng ngày: 08/07/2020
Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Đợt khảo sát mới đây đã làm các nhà khoa học ngạc nhiên với kết quả thu được về các loài thú tại VQG Bidoup - Núi Bà, một trong những khu rừng tự nhiên lớn, được bảo vệ ở phía nam dãy Trường Sơn.

Đăng ngày: 08/07/2020
Chuột Onco và cuộc chiến tranh giành bản quyền

Chuột Onco và cuộc chiến tranh giành bản quyền

Năm 1988, lần đầu tiên trong lịch sử, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp bản quyền cho một giống động vật của Đại học Havard.

Đăng ngày: 08/07/2020
Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước

Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước

Chim ó cá, còn gọi là ưng biển, sử dụng những móng vuốt sắc nhọn để bắt mồi rồi dang đôi cánh lớn bay lên.

Đăng ngày: 08/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News