Quy mô thiệt hại khủng khiếp khi đập thủy điện của Trung Quốc xả lũ hết công suất
Theo Thời báo Hoàn Cầu, đợt xả lũ này đã gây ảnh hưởng tới khoảng 300.000 người dân ở thị trấn Kiến Đức thuộc thành phố Hàng Châu của tỉnh này, đồng thời gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 124 triệu Nhân dân tệ (17,7 triệu USD), tính đến tối ngày 8/7 vừa qua.
Khoảng 300.000 người ở 8 thị xã và thị trấn của Kiến Đức đã chịu ảnh hưởng của dòng nước lũ, trong đó bao gồm 9.060 người đã được sơ tán từ trước đó. Kể từ sau khi đập Tân An Giang xả lũ hết công suất, 12 ngôi làng đã chìm trong nước lũ, hơn 650ha đất trồng trọt bị tàn phá và 41 công ty trong khu vực đã hứng chịu tác động trực tiếp.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đập thủy điện Tân An Giang mở toàn bộ 9 cổng xả.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ước tính tổng thiệt hại kinh tế đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng, v.v... tại khu vực chịu ảnh hưởng của dòng nước lũ từ đập Tân An Giang có thể lên đến 124 triệu Nhân dân tệ.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 61 năm kể từ khi xây dựng, đập thủy điện Tân An Giang mở toàn bộ 9 cổng xả. Lần duy nhất trong quá khứ đập này mở 9 cửa xả là trong quá trình xả thử nghiệm vào năm 1966, nhưng tại thời điểm đó mực nước cao nhất hồ chứa chỉ là 103,08m.
Được biết, vào sáng ngày 8/7, mực nước đo được tại hồ chứa nước Tân An Giang là 108,45m. Buổi tối cùng ngày, hơn 12 tiếng sau khi hồ chứa này bắt đầu xả lũ, mực nước đo được tại đây là 108,4m; vẫn cao hơn 1,9m so với ngưỡng tràn.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, một tiếng sau khi toàn bộ 9 cửa xả lũ được mở, nước lũ tại khu vực thị trấn Kiến Đức đã dâng lên đến tầng 2 của các nhà dân trong vùng. Truyền thông Trung Quốc mô tả dòng nước lũ như "cuồng phong gầm thét", khiến mặt sông biến thành mặt biển với từng đợt sóng lớn trắng xóa, cuồn cuộn chảy.
Dòng nước lũ như "cuồng phong gầm thét", khiến mặt sông biến thành mặt biển.
Kể từ khi Hàng Châu bước vào mùa mưa hồi cuối tháng 5 vừa qua, tổng lượng mưa tại thành phố này tính đến thời điểm hiện tại đã đạt 710mm, gấp 2,7 lần so với mức thông thường, và cơ quan dự báo khí tượng Hàng Châu cũng cảnh báo tình trạng mưa lớn sẽ tiếp tục kéo dài ở nhiều khu vực trên địa bàn thành phố.
Tính đến 6h sáng ngày 8/7, thành phố Hàng Châu đã sơ tán hơn 43.800 người và thiết lập 937 điểm cư trú tạm thời trên địa bàn thành phố. Các vật dụng, phương tiện khẩn cấp bao gồm 1.937 chiếc thuyền, 1.117 máy bơm nước và 2.300 áo phao đã được phân phát cho người dân địa phương để đối phó với tình trạng lũ lụt.
481 đội cứu hộ với hơn 20.000 nhân viên đã tham gia các chiến dịch giải cứu, và chính quyền thành phố cũng đã phát cảnh báo trên mạng xã hội tới hơn 10 triệu dân địa phương về những nơi nguy hiểm hay ngập lụt nghiêm trọng.
Hồ chứa nước của đập thủy điện Tân An Giang, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vừa phải mở toàn bộ 9 cửa xả lũ hôm 8/7 vừa qua.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, đập thủy điện TQ mở toàn bộ cửa xả, khiến cá bay đầy trời
- Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, Trung Quốc phải thả vào 10.000 con cá?
- Có gì bên trong con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới?
- Đập Tam Hiệp - Kiệt tác hay thảm họa lơ lửng trên đầu?
- Kỹ thuật 2.000 năm giúp đập Tam Hiệp dễ dàng nâng tàu 3.000 tấn