Kỹ thuật 2.000 năm giúp đập Tam Hiệp dễ dàng nâng tàu 3.000 tấn

Theo National Geographic, đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh được hoàn thành ở Trung Quốc năm 2006. Đến năm 2012, toàn bộ 32 tổ máy của đập đã chính thức đi vào hoạt động.

Đến năm 2016, các kỹ sư Trung Quốc và Đức mới hoàn tất thành phần cuối cùng của đập. Đó là thang máy vận chuyển tàu thuyền qua lại trên sông Dương Tử với các tàu có trọng tải tối đa 3.000 tấn.

Để di chuyển tàu thuyền, máy móc và con người giữa hai mực nước lệnh nhau hàng trăm mét, các kỹ sư Trung Quốc đã phải nhờ cậy chuyên gia Đức thiết kế thang máy nâng tàu lớn nhất thế giới hiện nay.

Hệ thống thang máy này được thiết kế để nâng tàu chở hàng hóa lên độ cao 113 mét, rút ngắn thời gian di chuyển qua đập Tam Hiệp từ 3 giờ xuống còn 40 phút.

Thang máy áp dụng nguyên lý về lực đẩy mà nhà toán học Hy Lạp Archimedes (Ác-si-mét) đã đề ra cách đây hơn 2.000 năm. Nguyên lý này rất đơn giản: Trọng lượng của một vật nổi bằng với trọng lượng của nước thay thế.

Kỹ thuật 2.000 năm giúp đập Tam Hiệp dễ dàng nâng tàu 3.000 tấn
Toàn bộ quá trình nâng tàu lên độ cao 113 mét chỉ mất 10 phút.

Để nâng tàu thuyền ở đập Tam Hiệp, các kỹ sư Đức đã thiết kế hai khoang giống hệt để chứa nước và tàu thuyền. Hai khoang này sẽ giữ nguyên vị trí khi có lượng nước tương đương.

Khi có tàu thuyền vào thang máy, khoang còn lại sẽ phải bổ sung thêm lượng nước tương đương trọng lượng tàu thuyền. Rút bớt nước ở khoang chứa tàu thuyền, khoang này sẽ từ từ được nâng lên.

Dĩ nhiên, hệ thống thủy lực đủ sức nâng tàu thuyền nặng 3.000 tấn sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Tàu thuyền phải đi qua nhiều bể chứa nước khác nhau giống như ở kênh đào Panama.

Việc nâng và hạ tàu thuyền cũng có sự hỗ trợ của dây cáp, bánh răng, động cơ, cũng như có công nghệ chuyên dụng để dừng thang máy khi đạt đến độ cao nhất định.

Tập đoàn Tam Hiệp (CTGC) – đơn vị vận hành đập thủy điện Tam Hiệp nói thang máy được đưa vào sử dụng giúp tăng lượng hàng hóa vận chuyển qua lại trên sông Dương Tử, giảm khí thải carbon, giảm thời gian di chuyển qua đập Tam Hiệp.

Thời gian để nâng tàu có lượng giãn nước 3.000 tấn lên độ cao tương đương tòa nhà 40 tầng chỉ mất 10 phút, theo truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu King Kong tồn tại, chân nó sẽ bị gãy khúc

Nếu King Kong tồn tại, chân nó sẽ bị gãy khúc

Nếu King Kong lớn hơn bình thường 10 lần, khả năng chịu lực của nó tăng 100 lần nhưng nó lại nặng hơn 1.000 lần. Trọng lượng của nó tăng nhanh hơn nhiều so với khả năng chịu lực.

Đăng ngày: 07/07/2020
Tại sao các tòa nhà cao tầng ở Hong Kong lại hay có “lỗ thủng” ở giữa?

Tại sao các tòa nhà cao tầng ở Hong Kong lại hay có “lỗ thủng” ở giữa?

Để xây dựng được một khoảng trống như vậy, việc tính toán và xây dựng ắt hẳn phải phức tạp hơn nhiều. Nhưng tại sao gần như tòa nhà nào cũng có?

Đăng ngày: 07/07/2020
Điều gì xảy ra nếu bộ não con người tăng gấp đôi kích thước so với bình thường?

Điều gì xảy ra nếu bộ não con người tăng gấp đôi kích thước so với bình thường?

Để trả lời cho câu hỏi đậm chất "giả tưởng" này, kênh youtube nổi tiếng What If mới đây đã đăng tải một video giải thích những tác động có thể xảy ra với cơ thể người.

Đăng ngày: 06/07/2020
Độc đáo món bò bít tết in 3D đầu tiên trên thế giới

Độc đáo món bò bít tết in 3D đầu tiên trên thế giới

Redefined Meat, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thịt thay thế, gần đây đã giới thiệu món bò bít tết có nguồn gốc từ thực vật, được in 3D đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 06/07/2020
8 sự thật về chiếc lưỡi khiến bạn có cảm giác như đã nhận phải

8 sự thật về chiếc lưỡi khiến bạn có cảm giác như đã nhận phải "một cú lừa" bấy lâu nay

Đừng coi thường chiếc lưỡi. Bạn dùng nó nhiều hơn mình tưởng, và ẩn chứa trong đó là những sự thật cực kỳ ấn tượng.

Đăng ngày: 05/07/2020
Lần đầu tiên quay được video bên trong bộ não đang sống

Lần đầu tiên quay được video bên trong bộ não đang sống

Quá trình bài tiết các tế bào thần kinh chết và độc hại để duy trì hoạt động của não bộ là điều mà nhiều người đã biết, nhưng phải đến gần đây, các nhà khoa học mới có thể quay video chi tiết về quá trình này trong não của những con chuột trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 05/07/2020
Điều gì xảy ra trong bộ não khi chúng ta học ngôn ngữ?

Điều gì xảy ra trong bộ não khi chúng ta học ngôn ngữ?

Học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có lợi gì cho bộ não của chúng ta về cả thể chất lẫn tinh thần? Mời bạn cùng khám phá một câu trả lời ngắn gọn về đề tài này với nhà tâm lý nổi tiếng người Anh Susan Blackmore qua bài viết của bà trên Science Focus.

Đăng ngày: 04/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News