Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố
Các vi khuẩn ăn sắc tố là một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị các bức tranh vô giá, nhưng những vi khuẩn khác có thể giúp chúng ta bảo vệ chúng.
Cũng như cơ thể chúng ta, tranh sơn dầu là nơi cư ngụ của một cộng đồng các vi sinh vật, nhưng mới chỉ có một vài nghiên cứu cố gắng chỉ rõ tính chất của chúng. Để biết thêm về các vi khuẩn sống trên tranh, Elisabetta Caselli đến từ Đại học Ferrara, Italy, và các đồng nghiệp đã lấy mẫu những phần nhỏ của bức Incoronazione della Virgine, một tác phẩm được hoàn thành năm 1620 nhờ vị họa sĩ người Italy, Carlo Bononi. Bức tranh này được treo trên trần Vương Cung Thánh Đường Santa Maria ở Vado, Ferrara cho đến khi một trận động đất phá hủy nhà thờ năm 2012.
Vi khuẩn được phát hiện trên bức tranh: Các mẫu thu được từ mặt trước (a, b, c) và mặt sau (d, e, f) của bức tranh - (Ảnh từ Caselli et al, 2018).
Các nhà nghiên cứu đã tách vô số chủng vi khuẩn Staphylococcus và Bacillus từng cư trú trên bức tranh, cũng như loại nấm giống sợi chỉ từ bốn loại vi khuẩn gồm Aspergillus, Penicillium, Cladosporium, và Alternaria. Họ cũng xác định được các sắc tố như đỏ và vàng đất và màu đỏ cánh kiến – có thể là các nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật.
Là một nhà vi sinh vật học, Caselli đã dành nhiều năm nghiên cứu các cách loại bỏ các vi khuẩn có hại tại nhiều bệnh viện. Đội nghiên cứu của cô đã phát hiện ra rằng các chất tẩy rửa có chứa các bào tử của vi khuẩn Bacillus vô hại có thể trung hòa sự phát triển của các mầm bệnh, nên họ đã thử dùng phương pháp tương tự để giúp bảo tồn các bức tranh.
Phương pháp xử lý bằng Bacillus của họ gần như đã ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của các vi khuẩn và nấm được tách ra từ bức tranh. Theo Caselli, họ còn cần tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm chuyên sâu hơn để đảm bảo phương pháp xử lý này sẽ không gây tổn hại gì cho chính bức tranh.
Caselli tin rằng một bản phân tích chi tiết về quần thể vi khuẩn trên các bức tranh có thể trở thành một phần quan trọng của các nỗ lực phục hồi trong tương lai. “Như một điểm khởi đầu, hợp chất Bacillus có thể sử dụng như một dung dịch cồn nhẹ vào mặt trái của tranh, bảo vệ bề mặt này khỏi bị các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng tấn công”. Phương pháp này đã được sử dụng thành công trên các tác phẩm nghệ thuật bằng đá.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
