Vi khuẩn dưới nước sử dụng "ăngten" để thu năng lượng Mặt trời

Theo các nhà khoa học, một số protein rhodopsin trong tế bào vi khuẩn có "ăngten", đóng vai trò là bộ khuếch đại năng lượng, giúp gia tăng lượng năng lượng có sẵn cho tế bào lên hàng chục phần trăm.

Một nhóm nhà nghiên cứu từ Israel, Nhật Bản và Tây Ban Nha đã phát hiện ra rằng vi khuẩn sống dưới nước thông qua "ăngten" đặc biệt để thu ánh sáng Mặt trời, làm tăng nguồn năng lượng cung cấp cho tế bào.


Các vi khuẩn sống dưới nước sử dụng "ăngten" đặc biệt để thu năng lượng Mặt trời. (Nguồn: iStock).

Theo báo cáo do Viện Công nghệ Israel (Technion) công bố trên Tạp chí Nature ngày 6/3, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với protein rhodopsin - một loại protein giúp võng mạc hấp thu ánh sáng.

Kết quả cho thấy rhodopsin hấp thụ năng lượng từ ánh sáng và chuyển hóa chúng thành năng lượng hóa học cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của các tế bào vi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng trái ngược với các hệ thống quang hợp phức tạp, liên quan đến nhiều loại protein, trong cơ thể vi khuẩn chỉ cần một loại protein duy nhất để thực hiện công việc này.

Một số protein rhodopsin cũng có "ăngten," được tạo thành từ các phân tử caroten đặc biệt và đóng vai trò là bộ khuếch đại năng lượng, giúp gia tăng lượng năng lượng có sẵn cho tế bào lên hàng chục phần trăm.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng đối với những ánh sáng xanh tím mà một số rhodopsin không thể thu nạp, các ăngten này sẽ truyền năng lượng tới phân tử rhodopsin.

Theo nghiên cứu, khoảng 1/3 protein rhodopsin trong vi khuẩn biển, đại dương và nước ngọt có chứa "ăngten" đặc biệt này.

Giới nghiên cứu kết luận rằng những ăngten này có thể có tác động đáng kể đến vi khuẩn sống tại các hồ nước, biển và đại dương trên thế giới, cũng như toàn bộ sự sống trong chuỗi thức ăn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Thực vật xuất hiện trên cạn khoảng 470 triệu năm trước, nhưng cây gỗ và rừng cây vẫn chưa hình thành cho đến cách đây gần 390 triệu năm.

Đăng ngày: 12/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Ngộ độc nấm có thể từ các triệu chứng lành tính của rối loạn tiêu hóa tổng quát đến biểu hiện có khả năng tàn phá bao gồm suy gan, suy thận và di chứng thần kinh.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Cây

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp

Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Đăng ngày: 08/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News