Vi khuẩn giúp giảm 77% ca nhiễm sốt xuất huyết

Các nhà khoa học sử dụng muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia để giảm khả năng lây lan bệnh sốt xuất huyết của chúng.

Vi khuẩn giúp giảm 77% ca nhiễm sốt xuất huyết
Những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Ảnh: Chương trình muỗi thế giới.

Thử nghiệm diễn ra tại thành phố Yogyakarta, Indonesia, và đang được mở rộng với hy vọng xóa sổ virus. Nhóm nghiên cứu đến từ Chương trình muỗi thế giới cho biết đây có thể là giải pháp đối với virus gây bệnh sốt xuất huyết đã lan rộng khắp thế giới. Năm 1970, chỉ có 9 nước đối mặt với các đợt bùng phát sốt xuất huyết nghiêm trọng. Hiện nay, số ca nhiễm bệnh mỗi năm lên tới 400 triệu.

Tiến sĩ Katie Anders, một thành viên nhóm nghiên cứu, mô tả vi khuẩn Wolbachia là "phép màu tự nhiên". Wolbachia không gây hại cho muỗi, nhưng tập trung ở vị trí mà virus gây sốt xuất huyết cần xâm nhập trên cơ thể muỗi. Vi khuẩn này cạnh tranh tài nguyên và khiến virus khó nhân lên hơn nhiều, vì vậy muỗi ít khả năng gây bệnh hơn khi đốt.

Thử nghiệm sử dụng 5 triệu quả trứng muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia. Trứng được đặt ở các xô nước trong thành phố mỗi đợt cách nhau hai tuần. Quá trình gây dựng quần thể muỗi nhiễm vi khuẩn kéo dài 9 tháng. Yogyakarta được chia thành 24 khu vực và muỗi mang vi khuẩn Wolbachia chỉ được thả ở 12 khu vực trong số đó. Theo kết quả thử nghiệm công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, số ca nhiễm bệnh trong thành phố giảm 77% và số bệnh nhân cần nhập viện giảm 86%.

Kỹ thuật trên thành công tới mức muỗi được thả trên khắp thành phố. Dự án đang mở rộng ra những khu vực xung quanh với mục tiêu xóa sổ bệnh sốt xuất huyết trong vùng. "Kết quả này là một sự đột phá. Chúng tôi cho rằng kỹ thuật sẽ có tác động mạnh hơn khi triển khai ở các thành phố lớn trên khắp thế giới, nơi bệnh sốt xuất huyết trở thành vấn đề khổng lồ với y tế cộng đồng", Anders chia sẻ.

Wolbachia cũng đặc biệt dễ điều khiển và có thể làm thay đổi khả năng sinh sản của vật chủ để đảm bảo chúng truyền sang thế hệ muỗi tiếp theo. Điều đó có nghĩa sau khi Wolbachia xâm nhập cơ thể muỗi, chúng sẽ ở lại trong thời gian dài và tiếp tục ngăn chặn lây nhiễm sốt xuất huyết.

Phương pháp sử dụng vi khuẩn Wolbachia có nhiều lợi thế so với các phương pháp kiểm soát khác như thuốc trừ sâu hoặc giải phóng muỗi đực triệt sản. Nghiên cứu về mô hình bệnh dịch cũng dự đoán Wolbachia có thể chặn đứng hoàn toàn bệnh sốt xuất huyết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mô hình sản xuất điện sạch từ 'pin đất'

Mô hình sản xuất điện sạch từ 'pin đất'

Công ty khởi nghiệp Bioo của Tây Ban Nha đang phát triển một loại pin sinh học sử dụng vi sinh vật để tạo ra điện.

Đăng ngày: 13/06/2021
Đến nơi đội tuyển Việt Nam đang thi đấu: Chỉ thấy vàng và vàng

Đến nơi đội tuyển Việt Nam đang thi đấu: Chỉ thấy vàng và vàng

Ẩn sau sự hào nhoáng đó là cả một ngành nghề kinh doanh vàng và đồ trang sức với lịch sử hàng thập kỷ ở Dubai.

Đăng ngày: 12/06/2021
Top 12 điều kỳ dị mà người thời xưa từng làm

Top 12 điều kỳ dị mà người thời xưa từng làm

Nếu bạn tin rằng con người trong quá khứ ít lập dị hơn ngày nay, hãy nghĩ về thời trang và truyền thống của họ, có thể bạn sẽ phải thay đổi ý kiến của mình ngay đấy.

Đăng ngày: 12/06/2021
Top 9 điều ít biết về Euro 2021

Top 9 điều ít biết về Euro 2021

Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) áp dụng nhiều quy định mới tại Euro 2021, do sự ảnh hưởng của Covid-19.

Đăng ngày: 12/06/2021
Khám phá ngôi làng cổ có kiến trúc theo phong thủy chống hỏa hoạn

Khám phá ngôi làng cổ có kiến trúc theo phong thủy chống hỏa hoạn

Làng Huy Châu (tỉnh An Huy) nổi danh với di sản kiến trúc 2.000 năm lịch sử, theo lối " tứ thủy quy đường", tường đầu ngựa chống hoả hoạn.

Đăng ngày: 11/06/2021
Lấy thái giám làm chồng, cuộc sống của cung nữ khốn khổ thế nào?

Lấy thái giám làm chồng, cuộc sống của cung nữ khốn khổ thế nào?

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, không ít thái giám đã lấy vợ và có cuộc sống hôn nhân như bao người đàn ông khác.

Đăng ngày: 11/06/2021
Khoa học giải thích về cách biểu lộ cảm xúc ở con người

Khoa học giải thích về cách biểu lộ cảm xúc ở con người

Nét mặt, âm vực hoặc ngữ điệu của giọng nói có thể thể hiện rất nhiều trạng thái cảm xúc của một người.

Đăng ngày: 11/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News