Vi khuẩn hóa ra cũng biết nói chuyện

Năm 2016, chúng ta đã có đủ mối lo về vi khuẩn, khi loại khuẩn có khả năng kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh hiện nay đã xuất hiện và giết chết một người phụ nữ tại Mỹ.

Và đến nay, các chuyên gia còn phát hiện ra một sự thật còn đáng lo ngại hơn về lũ sinh vật đơn bào này. Hóa ra, chúng còn có thể liên lạc, "nói chuyện" với nhau bằng các tín hiệu điện từ, để cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ "nguy hiểm".


Vi khuẩn có thể "nói chuyện" với nhau bằng các tín hiệu điện từ.

Cụ thể, các nhà khoa học thuộc ĐH California, San Diego (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu về màng sinh học - lớp màng tế bào hình thành ở bất cứ bề mặt nào có vi khuẩn sinh sôi, với chức năng bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Đây là một trong những mối đau đầu với khoa học, vì khi vi khuẩn hình thành màng sinh học, chúng sẽ rất khó loại bỏ. Theo thống kê, màng sinh học phải chịu trách nhiệm tới 80% trường hợp nhiễm trùng.

Và theo nhóm chuyên gia, vi khuẩn có thể phát ra những tín hiệu điện từ để thu hút nhiều loài vi khuẩn khác tụ tập, mở rộng tầm ảnh hưởng của màng sinh học.


Vi khuẩn có thể phát ra những tín hiệu điện từ để thu hút nhiều loài vi khuẩn khác tụ tập.

"Bằng cách này, vi khuẩn bên trong màng sinh học vẫn có thể thu hút những vi khuẩn bên ngoài để mở rộng địa bàn của chúng" - Gürol Süel, chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.

Tuy vậy, tin tốt là khi phát hiện ra cách màng sinh học hình thành, chúng ta có thể tìm ra cách để phá vỡ chúng, tạo nên một bước đột phá cho ngành y học thế giới.

Nghiên cứu lần này được xây dựng dựa trên một giả thuyết trước kia, cho rằng vi khuẩn có thể liên lạc với nhau qua các tín hiệu điện từ, giống như các neuron thần kinh. Theo đó, chúng có thể phát ra các ion kali, truyền qua màng sinh học để phát tán ra môi trường ngoài.


Các ion kali là thứ rất quan trọng đối với tất cả các tế bào.

"Các ion kali là thứ rất quan trọng đối với tất cả các tế bào. Nó cho phép vi khuẩn liên lạc với nhau, thu hút để tạo thành một cộng đồng... đa chủng tộc" - Jacqueline Humphriesm, thành viên đội nghiên cứu cho biết.

Có một điểm thú vị khác, đó là các chuyên gia cho rằng vi khuẩn trong ruột và các tế bào ruột có thể liên lạc và hợp tác cùng nhau cũng bằng chính khả năng này.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Trồng một chậu cây thường xuân, lan ý, hay trầu bà... sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn rất nhiều, và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo các cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe dưới đây

Đăng ngày: 23/01/2025
15 loại trái cây được bình chọn ngon nhất thế giới

15 loại trái cây được bình chọn ngon nhất thế giới

Chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... là những loại trái cây được liệt vào danh sách quý hiếm và ngon nhất thế giới.

Đăng ngày: 07/10/2024
13 loài hoa hiếm và đẹp nhất thế giới

13 loài hoa hiếm và đẹp nhất thế giới

Vượt qua 270.000 "ứng cử viên", 13 loài hoa dưới đây không chỉ khiến bạn ngất ngây bởi vẻ đẹp của nó mà còn ngạc nhiên bởi đây đều là những loài hoa vô cùng hiếm gặp.

Đăng ngày: 30/07/2024
Sự thật thú vị về cây ngải cứu

Sự thật thú vị về cây ngải cứu

Ngải cứu là loài cây quen thuộc và được trồng rộng rãi, đồng thời là loại cây gia vị được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt Nam.

Đăng ngày: 03/07/2024
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 26/06/2024
Những điều cần biết về cây anh túc (thuốc phiện)

Những điều cần biết về cây anh túc (thuốc phiện)

Anh túc là cây thân thảo, tuổi thọ 2 năm. Toàn thân màu phớt lục, lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân, nở hoa vào mùa hè, mọc riêng lẻ ở ngọn, hoa to đẹp, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng.

Đăng ngày: 23/03/2021
Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cây dẻ quạt 1.400 năm tuổi trên đỉnh núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc tạo ra biển lá vàng rực phủ quanh gốc cây mỗi đợt cuối thu.

Đăng ngày: 15/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News