Vi khuẩn kỳ lạ tạo oxy trên môi trường sao Hỏa gây sốc
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện một loại vi khuẩn kỳ lạ, có thể biến ánh sáng thành nhiên liệu trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt tương tự như trên sao Hỏa.
Cụ thể, các chuyên gia tại NASA phát hiện một loài vi khuẩn mới có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng, giải phóng oxy trong quá trình này, đặc biệt, có thể biến ánh sáng thành nhiên liệu trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt tương tự như trên sao Hỏa.
Vi khuẩn kỳ lạ Chroococcidiopsis thermalis. (Nguồn ảnh: phys).
Công trình mới cho thấy ít nhất một loài vi khuẩn kỳ lạ gọi là Chroococcidiopsis thermalis. Chúng sống trong một số môi trường khắc nghiệt nhất trên thế giới.
Điểm đặc thù của nó là có thể hấp thụ các bước sóng ánh sáng đỏ, có mức năng lượng cực cao trong điều kiện tối hơn, mà môi trường sao Hỏa có thể là một ví dụ tương tự.
Bằng cách nghiên cứu cơ chế vật lý đằng sau khả năng hấp thụ của các sinh vật này, các nhà khoa học đang tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động quang hợp của vi khuẩn, cũng như tìm hiểu sâu hơn về cách thức vi khuẩn này tạo ra oxy trong điều kiện ánh sáng yếu.
Elmars Krausz, đồng tác giả và giáo sư tại ANU nói trong một tuyên bố: "Quang hợp về mặt lý thuyết có thể được khai thác ở loài vi khuẩn này, hứa hẹn nó có thể được dùng như một phương tiện, để tạo không khí cho con người hít thở trên sao Hỏa trong tương lai".
Krausz nói thêm: “Các sinh vật thích nghi với ánh sáng yếu, như vi khuẩn Chroococcidiopsis thermalis mà chúng ta nghiên cứu, có thể phát triển dưới đá, và có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt như ở Hành tinh Đỏ”.