Vi khuẩn probiotic ngăn ngừa bệnh da liễu nguy hiểm ở loài ếch

Các thí nghiệm và nghiên cứu thực tiễn do đại học James Madison (JMU) tiến hành mang lại triển vọng mới về công dụng phòng vệ của vi khuẩn probiotic đối với các quần thể lưỡng cư, bao gồm loài ếch chân vàng đang bị đe dọa, trước những căn bệnh da liễu nguy hiểm đến sinh mạng.

Nghiên cứu mới nhất do Quỹ khoa học quốc gia tài trợ được sinh viên Brianna Lam chuyên ngành sinh học trình bày ngày 4 tháng 7 tại hội nghị lần thứ 108 Hiệp hội Vi trùng học Hoa Kì tại Boston. Các đồng tác giả khác của bài thuyết trình bao gồm tiến sĩ Doug Woodhams và Reid Harris (Đại học James Madison) cùng với Vance Vredenburg (Đại học bang San Francisco (SFSU)).

Một năm trước, nghiên cứu của JMU cho thấy Pedobacter cryoconitis – loài vi khuẩn tự nhiên sống trên da kì giông lưng đỏ - có khả năng chống lại nấm chytridiomycosis gây chết người. Cuối năm 2004, các nhà nghiên cứu Australia viện dẫn rằng nấm chytridiomycosis là một trong những tác nhân chính khiến 1/3 quần thể lưỡng cư trên thế giới gặp phải tình cảnh khốn đốn.

Ếch chân vàng ở Sierra Nevada. (Ảnh: www.californiaherps.com)


Nghiên cứu của Lam cho thấy việc đưa pedobacter lên da ếch núi chân vàng có thể làm giảm nhẹ tác động của Batrachochytrium dendrobatidis (Bd) – mầm bệnh da liễu cực kì nguy hiểm đe dọa các quần thể ếch còn lại trong môi trường sống tự nhiên tại Sierra Nevada của chúng.

Đầu tiên Lam thực hiện thí nghiệm đĩa petri nhằm chứng minh vi khuẩn trên da có thể đối phó với loại nấm chết người. Sau đó cô thử nghiệm pedobacter trên những con ếch bị nhiễm nấm còn sống, cho chúng tắm trong dung dịch có pedobacter. Những con ếch này giảm ít cân hơn những con bị nhiễm nấm không được thử nghiệm với pedobacter.

Ngoài việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thuộc JMU và SFSU còn tiến hành tìm hiểu ếch chân vàng trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Họ phát hiện ra rằng một số quần thể mắc bệnh da liễu chết người còn sống trong khi số khác đã tuyệt chủng. Quần thể còn sống có tỉ lệ cá thể mang vi khuẩn chống Bd cao hơn đáng kể các quần thể khác. Kết quả chứng minh rằng ngưỡng tần số cá thể cần thiết mang vi khuẩn chống mầm bệnh Bd giúp cho quần thể có khả năng kháng cự với Bd.

Lam cho biết: “Các nghiên cứu gộp lại cho thấy tỉ lệ cá thể mang vi khuẩn chống mầm bệnh da liễu Bd tăng lên trong quần thể bị đe dọa có thể ngăn chặn quá trình lây lan mầm bệnh chết người”.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News