Vi khuẩn trong ruột kích thích sự hình thành tế bào miễn dịch

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng một số loại vi khuẩn trong ruột kích thích sự hình thành các tế bào miễn dịch, phát hiện này có thể là tiền đề cho những phương pháp mới điều trị bệnh viêm đường ruột và các bệnh khác.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Langone NYU được công bố ngày 16 tháng 10 trên tạp chí Cell Host and Microbe. Phát hiện này cho thấy một số loại vi khuẩn trong ruôt, và trong dạ dày, có tác động đối với sức khỏe của chúng ta.

Tiến sĩ Yasmine Belkaid, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu miễn dịch học trong phòng thí nghiệm bệnh ký sinh tại Học viện Y tế quốc gia, cho biết: “Ngày càng nhiều những bằng chứng về ảnh hưởng quan trọng của quần thể vi sinh vật trong ruột đối với sức khỏe con người. Nếu một số vi khuẩn có thể kích thích một phản ứng miễn dịch cụ thể, đó có thể là một cách điều chỉnh hệ miễn dịch. Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về một nhóm vi khuẩn đã được xác định kích thích một số tế bào miễn dịch”.

Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Dan Littmna, giáo sư, bác sĩ, tiến sĩ Miễn dịch học phân tử tại Trường Y NYU, đồng thời là nhà nghiên cứu của Học viện Y tế Howard Hughes. Littman cho biết: “Điều quan trọng là loại quần thể vi khuẩn chứ không phải số lượng quần thể vi khuẩn”.

Nghiên cứu phát hiẹn rằng vi khuẩn cytophaga-flavobacter-bacteroidetes (CFB) liên quan đến sự hình thành những tế bào Th17 ở chuột. Ở cả người và chuột, hầu hết vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày thuộc hệ CFB hoặc một hệ khác gọi là Firmicutes. Những vi khuẩn này có nhiều vai trò, ví dụ như giúp tiêu hóa và kháng bệnh bằng cách lấn át những vi khuẩn có hại.

Viêm đường ruột (IBD) ảnh hưởng đến 700.000 người mỗi năm và là một trong những bệnh về dạ dày và ruột phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Việc chữa trị với thuốc kháng sinh đạt hiệu quả không cao. Tuy nhiên xác định được những loại vi khuẩn tác động đến sự cân bằng của các tế bào viêm hiễm là khởi đầu cho những phương pháp chữa trị tinh vi hơn

Vi khuẩn trong ruột kích thích sự hình thành tế bào miễn dịch

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng một số loại vi khuẩn trong ruột kích thích sự hình thành các tế bào miễn dịch(Ảnh: etlutheran.org)

 Miễn dịch Âm và Dương

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh đảm bảo sự cân bằng giữa hai “lực lượng” đối lập nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, đôi khi được gọi là miễn dịch thích ứng âm và dương. Những tế bào viêm nhiễm (dương) chiếm ưu thế khi cơ thể cần được bảo vệ, và những tế bào điều khiển (âm) làm dịu hệ miễn dịch khi cơ thể không cần được bảo vệ.

Khi cân bằng này bị phá vỡ, và những tế bào dương lấn át, bệnh viêm nhiễm sẽ xuất hiện. Trong những năm gần đây, một số chứng rối loạn tự miễn dịch là hậu quả của số lượng tế bào viêm nhiễm quá nhiều, bao gồm bệnh vẩy nến, viêm đường ruột, và xơ cứng. Tiến sĩ Littman cho biết: “Số lượng bệnh viêm nhiễm với sự có mặt của tế bào T helper 17 (Th17) được biết đến đang tăng nhanh”.

Vì lý do này, tiến sĩ Littman nghiên cứu những quá trình kích thích sự hình thành những loại tế bào trên, Gần đây, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra một mục tiêu trị liệu đầy hứa hẹn, có thể giúp cải thiện những bệnh liên quan đến sự dưa thừa tế bào Th17.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Littman đã quan sát một con chuột mới sinh được cách ly với vi khuẩn và chưa bao giờ hình thành những tế bào trên. Thông thường, không hề có vi khuẩn hoặc tế bào Th17 trong ruột của chuột mới sinh. Những tế bào này hình thành khi chúng bắt đầu ăn và nhiễm vi khuẩn. Những quan sát này cho thấy sự xuất hiện của vi khuẩn trong ruột liên quan đến sự hình thành tế bào Th17.

Để xác dịnh liệu vi khuẩn có phải nguyên nhân hình thành các tế bào Th17, nhóm nghiên cứu đã cho chuột bình thường sử dụng thuốc khác sinh diệt một số loại vi khuẩn trong ruôt. Một số loại kháng sinh đồng thời loại bỏ cả những tế bào Th17, điều này cho thấy mối liên hệ giữa vi khuẩn và sự hình thành tế bào viêm nhiễm.

Nhóm nghiên cứu của Littman sau đó phát hiện một đàn chuột nhiễm vi khuẩn trong ruột những không hề có tế bào Th17. Đàn chuột này nhiễm những loại vi khuẩn khác biệt so với các đàn khác. Tiến sĩ Ivaylo Ivanov, một tác giả của nghiên cứu làm việc tại phóng thí nghiệm của tiến sĩ Littman, giải thích: “Điều này tương tự như việc những người từ nhiều nước khác nhau nhiễm những loại vi khuẩn khác nhau trong ruôt, chuột từ những đàn khác nhau thì có những loại vi khuẩn khác nahu. Một đàn có thể nhiễm vi khuẩn có mối liên hệ với tế bào Th17 trong khi mối liên hệ này không tồn tại ở một đàn khác”.

Bằng cách so sánh vi khuẩn đường ruột ở chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng vi khuẩn cytophaga-flavobacter-bacteroidetes (CFB) liên quan đến sự hình thành tế bào Th17. Nhóm nghiên cứu hiện đang cố gắng xác định loại vi khuẩn cụ thể kích thích tế bào miễn dịch viêm nhiễm ở chuột. Họ sẽ sử dụng thông tin tìm được để xác định loại vi khuẩn cụ thể trong ruột người tạo ra sự dư thừa loại tế bào trên.

Tiến sĩ Littman cũng quan tâm đến ảnh hưởng của tín hiệu do vi khuẩn phát ra đối với hệ miễn dịch bẩm sinh. Hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng đối với những nguy cơ trực tiếp từ mầm bệnh lạ và tạo ra những chất kích thích những tế bào T bình thường phát triển thành những tế bào Th17. Kiểm soát vi khuẩn có thể là phương pháp dịch chuyển sự cân bằng giữa tế bào viêm nhiễm và những tế bào điều khiển

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News