Vì lý do nhân đạo, nước Anh sắp thông qua luật cấm luộc tôm hùm sống

Phương pháp chế biến tôm hùm bằng cách luộc khá phổ biến ở nhiều quốc gia bởi sự nhanh chóng và dễ thực hiện tại nhà. Nhưng đây lại là một hành vi gây tranh cãi trong những năm gần đây, ngày càng nhiều quốc gia đã cấm các đầu bếp thực hiện phương pháp luộc này. Và sắp đến đây Vương quốc Anh cũng đang dự định sẽ thông qua dự luật mới mang tên “Dự luật Phúc lợi động vật”.

Theo đó, như nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy tôm hùm, cũng như các loài giáp xác khác như cua là những sinh vật có tri giác. Chúng cũng phải trải qua cảm giác đau đơn khi bị con người luộc sống. Stephanie Yu, một nhà nghiên cứu đã cho biết trong một báo cáo gửi đến Hiệp hội Nhân đạo Mỹ rằng “Đã có nhiều bằng chứng cho thấy động vật giáp xác là loài có tri giác. Thế mà luật giết mổ nhân đạo trên toàn thế giới hầu như đều bỏ qua chúng.” Cụ thể, trong quá trình bị luộc sống, tôm cũng sẽ trải qua cảm giác “vật lộn dữ dội, giãy giụa đau đớn trong khoảng 2 phút rời mới chết”. Cô nhận xét phương pháp này là “tàn nhẫn một cách không cần thiết”.

Vì lý do nhân đạo, nước Anh sắp thông qua luật cấm luộc tôm hùm sống

Được biết, dự luật này vẫn đang trong quá trình thảo luận trước khi được áp dụng chính thức. Tuy nhiên, nhiều khả năng luật mới này sẽ mở rộng phạm vi áp dụng không chỉ với tôm hùm mà cả những loài khác như cua, bạch tuộc, mực và các loài động vật không xương sống có tri giác.

Theo dự luật mới này, bất kỳ ai muốn chế biến tôm hùm sẽ phải gây choáng hoặc làm lạnh chúng trước khi bỏ chúng vào nồi. Ngoài ra, việc dùng màng bọc thực phẩm để quán quanh những con vật này khi chúng còn sống cũng tính là hành vi phạm pháp.

Vì lý do nhân đạo, nước Anh sắp thông qua luật cấm luộc tôm hùm sống

Luật mới này nhận được nhiều sự ủng hộ từ Hiệp hội Hoàng gia về ngăn chặn sự tàn ác đối với động vật (RSPCA) và Hiệp hội Thú y Anh (BVA). Ngoài ra, Tổ chức Phúc lợi Động vật Bảo thủ (CAWF) được bà Carrie Johnson (phu nhân của Thủ tướng Boris Johnson) hỗ trợ, cũng rất tán thành dự luật này. Trên thực tế, luật tương tự đã từng được các quốc gia như New Zealand, Na Uy và Thuỵ Sĩ thông qua áp dụng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Clip: Bị truy sát, trâu rừng thoát chết nhờ phản ứng cực thông minh

Clip: Bị truy sát, trâu rừng thoát chết nhờ phản ứng cực thông minh

Nhờ sự nhanh trí, trâu rừng bị thương đã có màn thoát chết ngoạn mục trước đàn linh cẩu.

Đăng ngày: 21/11/2021
Đại bàng đầu trắng đi săn cá:

Đại bàng đầu trắng đi săn cá: "Sát thủ" vừa biết bay vừa... biết bơi

Đoạn clip dưới đây ghi lại cảnh một con đại bàng đầu trắng đi săn cá trong hồ nước.

Đăng ngày: 20/11/2021
Sửng sốt trước cảnh ba con rắn hổ mang cùng xuất hiện trên thân cây

Sửng sốt trước cảnh ba con rắn hổ mang cùng xuất hiện trên thân cây

Anh Nilesh Wankhede đã ghi lại đoạn clip này tại khu bảo tồn thiên nhiên Melghat nằm ở bang Maharashtra, Ấn Độ.

Đăng ngày: 20/11/2021
Đau đớn cảnh voi mẹ cố đánh thức con bị điện giật chết

Đau đớn cảnh voi mẹ cố đánh thức con bị điện giật chết

Dù cả đàn đã rời đi, voi mẹ vẫn đứng cạnh xác con non hai tuổi rưỡi thêm một tiếng, cố gắng lay nó tỉnh lại.

Đăng ngày: 20/11/2021
Chiếc kén kháng khuẩn giúp cá phổi

Chiếc kén kháng khuẩn giúp cá phổi "ngủ hè" tới 5 năm

Chiếc kén tạo từ mô sống đóng vai trò quan trọng bảo vệ cá phổi khỏi hơi nóng Mặt Trời và vi khuẩn trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 20/11/2021
Chồn Pekan - Nhìn giống như một con chuột nhưng lại có thể hạ sát được cả linh miêu Bắc Mỹ

Chồn Pekan - Nhìn giống như một con chuột nhưng lại có thể hạ sát được cả linh miêu Bắc Mỹ

Chồn Pekan hay còn được gọi là chồn Pequam, wejack, chồn cá hay còn được gọi với tên gọi phổ biến là Fisher là một loài động vật thuộc họ Chồn.

Đăng ngày: 19/11/2021
Cách phân biệt rắn hổ mang chúa, hổ mang thường và hổ trâu

Cách phân biệt rắn hổ mang chúa, hổ mang thường và hổ trâu

Rất nhiều tai nạn xảy ra do con người không phân biệt được các loài rắn này.

Đăng ngày: 19/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News