Vì sao băng lại trơn?

Lý do để giải thích cho câu hỏi tại sao băng lại trơn hiện nay vẫn là một bí ẩn, bởi băng không phải lúc nào cũng theo một quy luật nhất định.

Chúng ta vẫn biết rằng nó là nước dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ thấp chuyển sang dạng rắn, nhưng những chất rắn khác lại không trơn như vậy, ví dụ magma khi nguội sẽ chuyển thành đá và hiển nhiên đá không hề trơn.

Hơn nữa băng không phải trơn do lạnh, bởi chúng ta có thể đi trên bề mặt bê-tông đóng băng mà không hề bị trượt. Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao nước khi chuyển sang thể rắn lại bị trơn?

Vì sao băng lại trơn?
Băng bị trơn không hề liên quan đến việc nó ở trạng thái rắn.

Theo HowStuffWorks, các nhà khoa học hiểu rằng băng bị trơn không hề liên quan đến việc nó ở trạng thái rắn. Đó thực chất có thể là do bề mặt băng đã nhanh chóng chuyển về thể lỏng, như vậy phải chăng bạn trượt ngã trên nền băng cũng giống như trượt ngã khi đi trên sàn nhà mới lau. Vậy tại sao lại có nước trên bề mặt mà nó không đóng băng như phần phía dưới?

Một số chuyên gia cho rằng, chất lỏng mà làm cho băng bị trơn được tạo thành từ áp lực tan chảy, nghĩa là khi chúng ta dẫm lên băng, áp lực mà chân chúng ta tạo ra làm cho bề mặt băng tan ra. Tuy nhiên, trên thực tế con người cũng không đủ nặng để có thể làm băng tan ra chỉ bằng cách dẫm lên nó vì thế áp lực tan chảy không phải là cách để lý giải.

Một giả thuyết khác cho rằng, băng trơn là do có lực ma sát tạo ra từ hai vật rắn cọ xát với nhau. Khi lưỡi trượt băng cọ xát với băng, ma sát sẽ làm nóng băng và làm tan chảy một lớp băng mỏng phía trên.

Một giả thuyết nữa lại cho rằng, lý do là ở bản chất của băng. Các nhà khoa học phát hiện thấy, nước không hoàn toàn đóng băng như chúng ta vẫn tưởng. Mặc dù mắt thường không thể nhìn thấy nhưng thực chất khối băng được bọc xung quanh bởi một lớp chất lỏng rất mỏng và không ổn định. Các phân tử di chuyển trên lớp này không có cấu trúc hexagon (6 cạnh đều) như ở bên trong khối băng. Vì thế chính lớp chất lỏng này là nguyên nhân khiến băng bị trơn.

Hiện tượng trơn trượt có thể được lý giải bởi 1 hoặc cả 2 giả thuyết trên, nhưng có lẽ vẫn không làm chúng ta cảm thấy khá hơn khi bị trượt ngã.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Gà trống Gô-loa không chỉ được gắn với đội tuyển Pháp mà nó còn được coi là biểu tượng của nước Pháp hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 29/03/2018
Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...

Đăng ngày: 25/03/2018
19 điều thú vị về Trái Đất

19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 26/02/2018
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News