Vì sao bia, nước ngọt làm cơ thể thêm thiếu nước?

Nước có đường làm máu cô đặc, nên cơ thể lại cần thêm nước để pha loãng máu. Còn bia là một chất ức chế hormon chống bài niệu, nên nó làm thận thải nước nhiều hơn.

Chúng ta cần uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng của mỗi người, nhưng nhu cầu thực sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cân nặng, thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít....

Nhiều người đi gặp bác sĩ vì thấy nước tiểu vàng sậm, tưởng bệnh gan mà không biết đó là dấu hiệu của thiếu nước.


Khi thiếu nước thì nên bù bằng nước lọc chứ không nên uống nước có đường, nước ngọt, bia...

Để nhận biết cơ thể mình đủ nước hay chưa, cách đơn giản là nhìn vào màu sắc nước tiểu: nước tiểu màu vàng nhạt là uống đủ nước, nước tiểu màu vàng càng sậm là càng thiếu nước, nước tiểu trong là cơ thể chúng ta đang dư nước.

Khi thiếu nước thì nên bù bằng nước lọc chứ không nên uống nước có đường, nước ngọt, bia... để thay thế vì chúng có thể tạo cảm giác hết khát tạm thời nhưng làm tăng nhu cầu nước của cơ thể.

Khi uống nước có đường, đường sẽ nhanh chóng được hấp thu vào máu, làm nồng độ đường trong máu tăng cao, máu sẽ cô đặc hơn. Lúc đó, cơ thể lại cần thêm nước để pha loãng máu và não bộ sẽ phát tín hiệu kích hoạt cảm giác khát khiến chúng ta lại khát nước nhiều hơn.

Còn bia là một chất ức chế hormon chống bài niệu, nên nó làm thận thải nước nhiều hơn, khiến chúng ta mất nước nhiều hơn.

Nước rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên những người có bệnh lý đặc biệt như suy tim sung huyết, xơ gan mất bù, suy thận mạn… lại cần hạn chế uống nước theo lời khuyên của bác sĩ.

Trẻ em và người già là hai đối tượng dễ bị thiếu nước vì chưa nhận thức được hoặc nhận thức kém. Vì vậy người lớn nên giải thích và nhắc nhở để trẻ ý thức và biết tự theo dõi cách uống nước đủ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất