Vì sao các cung nữ tranh nhau "rửa lỗ rồng" hoàng đế mỗi ngày?

Theo “Sử ký” ghi chép, mỗi ngày sau khi thức dậy việc đầu tiên mà hoàng thượng cần làm đó là “rửa lỗ rồng”. Nghe qua, có thể nhiều người cảm thấy băn khoăn không biết đây là việc gì? Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là các cung nữ trong cung phải tranh giành nhau, thậm chí phải hối lộ người quản lý chỉ để phục vụ hoàng đế công việc này. Vậy, "rửa lỗ rồng" là gì?

Ý nghĩa thực sự của công việc “rửa lỗ rồng”

Quan niệm thời phong kiến cho rằng, hoàng đế là "thiên tử" (con của trời) nên mỗi bộ phận trên cơ thể của ngài đều ứng với các bộ phận của rồng trong truyền thuyết. “Lỗ rồng” ở đây chính là miệng rồng, vì thế, khi nói “rửa lỗ rồng” các cung nữ sẽ tự hiểu đó là súc miệng cho hoàng đế. Thực tế mỗi buổi sáng, hoàng đế cần có người hầu hạ việc vệ sinh răng miệng.

Vì sao các cung nữ tranh nhau rửa lỗ rồng hoàng đế mỗi ngày?
Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên mà hoàng thượng làm "rửa lỗ rồng". (Ảnh: Baidu)

Việc hoàng đế súc miệng nghe qua có vẻ là chuyện hết sức bình thường nhưng đằng sau lại hàm chứa đạo lý lớn. Mỗi sáng các cung nữ phụ trách công việc này đều phải chuẩn bị nước trà thượng hạng dâng lên cho hoàng thượng.

Cuộc sống hàng ngày của các hoàng đế thời phong kiến đều rất có quy củ. Từ lúc hoàng đế thức dậy, sẽ có rất nhiều cung nữ và thái giám vây quanh để hầu hạ. Từ việc vệ sinh răng miệng cho đến dùng bữa đều do hạ nhân phục vụ. Hoàng đế hầu như không cần phải làm gì, chỉ cần há miệng ra là có người dâng đồ lên tận nơi. Ý nghĩa của những việc này là để đảm bảo tôn nghiêm cho hoàng đế, giúp họ có thể toàn tâm toàn ý tập trung nghĩ đến chuyện triều chính.

Lý do cung nữ tranh nhau “rửa lỗ rồng”

Nguyên nhân thứ nhất

Loại trà dùng để “rửa lỗ rồng” cho hoàng đế phải là trà hảo hạng loại một. Loại lá trà này cho dù đã bị ngâm qua hai lần nước nhưng mang đi phơi khô vẫn bán được với giá tốt ở ngoài cung. Đối với các cung nữ mà nói đương nhiên đây là lợi ích mà ai cũng muốn có được. Vì thế bọn họ mới tranh nhau phần việc hầu hạ hoàng đế súc miệng.

Vì sao các cung nữ tranh nhau rửa lỗ rồng hoàng đế mỗi ngày?
Vì trà mà hoàng đế dùng là loại thượng hạng, nếu phơi khô vẫn có thể bán được tiền. (Ảnh: Baidu).

Chưa kể, phần lá trà được dùng cho việc súc miệng của hoàng đế chỉ mới ngâm một lần nước. Các cung nữ sẽ giữ lại chúng để xử lý. Bọn họ sẽ đem phần lá trà bỏ đi này đi phơi dưới ánh nắng. Do chất lượng lá trà giảm không đáng kể nên họ vẫn kiếm được một khoản tiền kha khá.

Nguyên nhân thứ hai

Việc xử lý và bán bã trà để kiếm tiền là một món lợi có sức hút lớn đối với các cung nữ nhưng bên cạnh đó vẫn còn một nguyên nhân quan trọng khác. Đó là các cung nữ đều hy vọng được hoàng đế nhìn trúng qua việc “rửa lỗ rồng”. Như vậy, các cung nữ sẽ dễ dàng "một bước lên trời", được thăng làm quý nhân, nếu như may mắn hơn còn có cơ hội trở thành người mà hoàng đế sủng ái.

Vì sao các cung nữ tranh nhau rửa lỗ rồng hoàng đế mỗi ngày?
Nếu may mắn, cung nữ hầu "rửa lỗ rồng" cho hoàng đế có thể được để mắt và có cơ hội đổi đời. (Ảnh: Baidu).

Từ đó, họ không chỉ được sống một cuộc sống sung sướng không phải lo ăn lo mặc, cả ngày được người hầu kẻ hạ mà người nhà của họ cũng vì thế mà nhận được đãi ngộ nồng hậu. 

Điều này đối với các cung nữ cũng coi là một trong những cơ hội hiếm có trong đời. Cơ hội tốt như vậy dĩ nhiên không ai bỏ qua. Bọn họ tìm đủ mọi cách để bản thân được vào hầu hạ hoàng đế “rửa lỗ rồng”.

Cơ hội này cũng không hẳn là không thể có khả năng. Bởi việc hầu hạ súc miệng cho hoàng đế đều diễn ra hàng ngày. Cung nữ thường xuyên được tiếp xúc gần với hoàng đế nếu như có phúc được hoàng đế sủng hạnh đúng là cơ hội đổi đời hiếm có.

“Rửa lỗ rồng” cho hoàng đế đối với chúng ta ngày nay có thể coi đó là việc bẩn thỉu. Nhưng với các cung nữ trong cung thì việc làm này hoàn toàn đáng để gửi gắm hy vọng. Thử hỏi có ai lại cam tâm để tuột mất cơ hội hiếm có này chứ?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao người xưa đặt tranh chân dung lên mặt xác ướp Ai Cập?

Vì sao người xưa đặt tranh chân dung lên mặt xác ướp Ai Cập?

Các chuyên gia đã tìm được một số bức tranh chân dung đặt lên gương mặt xác ướp Ai Cập. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao người Ai Cập cổ đại làm vậy.

Đăng ngày: 11/03/2022
Trong vũ trụ có vô số vì sao sáng lấp lánh, tại sao bầu trời đêm lại tối tăm như vậy?

Trong vũ trụ có vô số vì sao sáng lấp lánh, tại sao bầu trời đêm lại tối tăm như vậy?

Những ngôi sao trên bầu trời luôn phát sáng, nhưng tại sao khi mặt trời lặn, bầu trời đêm lại chủ yếu là màu đen và tối tăm như vậy?

Đăng ngày: 09/03/2022
Vì sao không nên đánh vào miệng của chó, mèo?

Vì sao không nên đánh vào miệng của chó, mèo?

Những chú chó mèo vẫn luôn là người bạn quen thuộc và thân thiết của con người. Chúng được chiều chuộng, nâng niu như một thành viên trong gia đình.

Đăng ngày: 09/03/2022
Tại sao rắn ngâm trong rượu cả năm trời vẫn có thể sống dậy tấn công con người?

Tại sao rắn ngâm trong rượu cả năm trời vẫn có thể sống dậy tấn công con người?

Những con rắn ngâm trong rượu vẫn còn sống vì một số sai lầm này.

Đăng ngày: 08/03/2022
Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?

Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc dùng ngọc để mai táng người chết.

Đăng ngày: 04/03/2022
Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?

Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?

Chuyên gia tại Đại học Wageningen tin rằng việc bổ sung côn trùng vào chế độ ăn có thể giúp thế giới hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Đăng ngày: 04/03/2022
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Nhiều khi chúng ta luôn tự hỏi, tại sao chúng ta vẫn đang làm một điều gì đó bất chấp bạn hiểu rằng, kết quả thực tế không như mong đợi?

Đăng ngày: 03/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News