Vì sao cầm đường trong tay một chút thôi là dính nhằng nhịt rồi?

Cả muối và tinh thể đường bắt đầu hòa tan trong nước, nhưng đường bị dính còn muối thì không. Tại sao vậy?

Đường là món khoái khẩu của nhiều người. Thế nhưng những tín đồ của kẹo ngọt, của đường... hẳn sẽ bực mình lắm khi để ngoài chút thôi, lớp đường đã chảy và dinh dính vào tay. Thế nhưng, vì sao đường lại có tính dính như vậy nhỉ?

Liên kết Hydro - chìa khoá để giải thích tính dính của đường

Theo các nhà khoa học, các liên kết hydro chính là chìa khóa để giải thích cho tính dính của đường. Khi chưa hòa vào nước, đường là một chất rắn, các phân tử của nó là carbon, nguyên tử hydro và oxy.


Tinh thể đường thì không dính vào nhau, vì vậy bạn có thể dễ dàng sàng lọc và đổ đường.

Những tinh thể đường thì không dính vào nhau, vì vậy bạn có thể dễ dàng sàng lọc và đổ đường. Nhưng với sự hiện diện của hơi nước, chất lỏng, các liên kết oxy-hydro mạnh trước đây trong đường sẽ bị phá vỡ, và các nguyên tử hydro lỏng sẽ tìm kiếm một thứ khác để dính vào.

Một số nguyên tử hydro sẽ dính vào bề mặt gần nhất, một số sẽ lấy các phân tử hydro trong nước, số khác sẽ liên kết với một nguyên tử hydro hoặc oxy khác trong đường. Kết quả là đường trở thành một hỗn hợp dính.

Nếu bạn giữ đường trong tay, ngay cả một lượng nhỏ mồ hôi có thể làm cho tay bạn bị nhớp nháp vì đường bị dính.

Với "người anh em sinh đôi" là muối - có chứa natri và clo. Khi hòa tan trong nước, xung quanh muối không có hydro để dính vào bất cứ thứ gì.

Nhưng còn nước thì sao nhỉ? Các phân tử của nó cũng được tạo thành một phần bởi hydro - tại sao nước không trở nên dính như đường khi kết hợp với một số chất khác?


Sự thật là kết cấu của đường phức tạp hơn nước.

Sự thật là kết cấu của đường phức tạp hơn nước. Một phân tử đường chứa 12 nguyên tử carbon, 22 nguyên tử hydro và 11 nguyên tử oxy - và nhiều liên kết hydro hơn một phân tử nước.

Khi những liên kết trong đường bị phá vỡ, các phân tử sẽ ngay lập tức nắm bắt bất cứ thứ gì mà chúng tiếp xúc, bao gồm các phân tử đường khác.

Mỗi phân tử nước lại chỉ gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, vì vậy nó không có nhiều "điểm dính".

Vì vậy, khi được hòa tan, đường sẽ bị dính còn muối và nước thì không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/07/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/07/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 30/06/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News