Vì sao chỉ từ 1 vết cắn mà có thể gây nhiễm trùng máu lấy đi mạng người?

Những tưởng 1 vết cắn đơn giản không vấn đề gì nhưng ai ngờ chúng cũng có thể khiến nạn nhân bỏ mạng.

Tử vong vì 1 vết cắn, thoạt nghe có phần hơi khó tin nhưng sự thật lại chứng minh điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Mối nguy hiểm chết người từ vết chó, mèo cắn...

Có lẽ không cần đến nghiên cứu khoa học mà chỉ cần quan sát chút thôi là ta cũng có thể kết luận được miệng của các loài thú nuôi quanh ta rất bẩn.

Chúng có thể rúc vào bãi rác, hay liếm xung quanh hậu môn, thế nên chúng hoàn toàn có thể nuôi dưỡng ký sinh trùng trong nước bọt, và miệng của mình.


Miệng của các loài thú nuôi quanh ta rất bẩn.

Tiến sĩ Mary Beth Leininger, Phó giám đốc Tập đoàn bảo hiểm thú y chia sẻ rằng, nước bọt của chó, mèo là môi trường sinh nấm men, virus và vô vàn vi khuẩn. Thế nên nếu để chó, mèo cắn - đặc biệt là tay, chân - đó sẽ là một mối nguy hiểm lớn.

Vì sao ư? Bởi bàn tay, bàn chân đều có chứa các khớp, dây chằng nông gần da. Vi khuẩn ẩn chứa trong miệng của các vật nuôi sẽ theo vết răng cắn xâm nhập vào cơ thể, khiến mọi chuyện trở nên xấu tệ.


Trường hợp nhiễm trùng máu, lan ra toàn bộ cơ thể do vết cắn của chó, mèo không hiếm.

Maxim D. Horwitz, chuyên gia tư vấn và bác sĩ phẫu thuật cổ tay tại Bệnh viện Chelsea và Westminster ở London đã đề cập đến 1 trường hợp: "một bệnh nhân bị mèo cắn vào ngón tay trỏ đã không thể uốn cong được vì sụn khớp đốt ngón tay bị phá hủy chỉ trong vòng 24 giờ".

Trong khi đó, trường hợp nhiễm trùng máu, lan ra toàn bộ cơ thể do vết cắn của chó, mèo không hiếm - đặc biệt do nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida.


Răng của các loài động vật như chó, mèo rất sắc, nhọn, khi cắn nó sẽ tạo ra vết thương rách lớn trên cơ thể người.

Hãy nhớ rằng, răng của các loài động vật như chó, mèo rất sắc, nhọn. Vì thế, khi cắn, răng sẽ có xu hướng tạo ra vết thương rách lớn trên cơ thể người. Vết thương này sẽ gián tiếp "tiêm" vi khuẩn vào làm tổn thương mô, tế bào ở vùng bị cắn.

Đặc biệt với những người có hệ miễn dịch suy yếu, thuộc nhóm người có tiền sử bệnh tiểu đường... thì chỉ cần vết thương nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng máu.

Nặng hơn thì vết thương gây viêm tủy xương (viêm xương), viêm nội tâm mạc (viêm màng trong tim), hay viêm màng não...

Hãy nhớ, nhóm khuẩn Pasteurella multocida có khả năng phát triển dưới da, lan rộng trên toàn hệ bạch huyết và trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể dẫn đến tử vong.

... nhiễm trùng máu cũng có thể đến từ vết xước bình thường

Tiến sĩ Amesh A. Adalja, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins nói với Self: "Nhiễm trùng máu là 1 biến chứng do nhiễm trùng. Về cơ bản, bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào cũng có thể biến thành giai đoạn nhiễm trùng máu".

Nhiễm trùng máu xảy ra khi các hóa chất được tiết vào máu để chống lại nhiễm trùng gây ra viêm nhiễm khắp cơ thể. Nó có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng đường tiểu, hoặc thậm chí là từ một vết xước.


Nhiễm trùng máu là 1 biến chứng do nhiễm trùng.

Tuy nhiên, không phải cứ bị xước là sẽ tự động phát triển thành nhiễm trùng máu. Nhưng bạn cũng nên thận trọng, vệ sinh sạch sẽ tất cả các vết cắn, vết xước và quan sát vết thương có bị sưng tấy, cơ thể sốt hay không?

Bởi chỉ cần lơ là chút, để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng vết thương, từ đó chúng có thể gây ra nhiễm trùng máu. Và tiến trình này có thể diễn ra rất nhanh, dẫn đến nhiều biến chứng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News