Vì sao chó phóng uế ngoài đường, câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ

Chất thải của chó ở nơi công cộng không chỉ làm mất mỹ quan, mà còn khiến con người đối mặt nguy cơ bị nhiễm các vi khuẩn khó điều trị.

Loài chó luôn xem các gốc cây, bãi cỏ và công viên là "thiên đường", không chỉ bởi có thể chạy chơi thoải mái, mà còn là nơi phóng uế ưa thích của chúng.


Chất thải của chó phổ biến hơn ở các công viên, đường phố, nơi chó được thả rông, và các khu vực gần bãi đỗ xe (Ảnh: Xinhua).

Tuy nhiên đối với con người, khả năng tiếp xúc không mong muốn với phân chó khiến chúng ta đối mặt nguy cơ bị nhiễm các vi khuẩn khó điều trị, như Salmonella, E. coli, Giardia... Ngoài ra, phân chó bị cuốn vào nước mưa là nguyên nhân đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước.

Theo một nghiên cứu tại Đại học Sydney, chất thải của chó phổ biến hơn đáng kể ở các công viên, hay các khu vực rộng lớn, nơi chó được thả rông, và các khu vực gần bãi đỗ xe.

Điều này liên quan tới thói quen sẵn có của loài chó trong tự nhiên, khi chúng thường xuyên "đánh dấu lãnh thổ" lên gốc cây, hay các vật thể có hình trụ gần đường lớn.

Tuy vậy, thói quen của chó còn bị ảnh hưởng đáng kể bởi những người chủ của chúng. Theo nghiên cứu, chỉ một phần nhỏ những người nuôi chó huấn luyện thú cưng của mình đi vệ sinh đúng nơi quy định. Trong khi đó, đa số là phó mặc về cả địa điểm và thời điểm mà chó để lại chất thải của mình.


Người dắt chó đi dạo chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa: Akc).

Nghiên cứu khẳng định việc những chú chó được giáo dục sẽ giúp ích rất nhiều, bất chấp việc chúng có thói quen hay phóng uế ngoài đường, trên các bãi cỏ... hay không.

Nói cách khác, sự tự ý thức của loài chó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những người chủ của chúng. Việc những người này có quyết định sẽ dạy dỗ chú chó của mình hay không sẽ là "chìa khóa" để giải bài toán ô nhiễm tại nơi công cộng.

Một mẹo nhỏ được chia sẻ tại một số quốc gia, đó là đặt những chai nước trên bãi cỏ có thể giúp ngăn chó phóng uế bừa bãi. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào lý giải cho hành động này.

Một số người cho rằng đôi khi những chú chó thích đi vòng quanh và tìm đúng chỗ để đi. Vì vậy, chúng có thể sẽ thích các khu vực có ít chướng ngại vật. Và khi đó, một bãi cỏ với đầy những chai nhỏ có thể khiến chó biết "ngại".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái đất 230 triệu năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Linh dương Gerenuk là một loài sinh sống ở châu Phi và chúng có thể sống thoải mái mà không cần uống nước trong suốt cuộc đời của mình.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News