Vì sao chó thích liếm mặt chủ?

Chó luôn là loại động vật rất tình cảm với con người. Chúng luôn tỏ niềm vui mừng khi được chơi bên cạnh chủ nhân bằng cách như thè lưỡi, quẫy đuôi hay hơn cả là liếm vào tay hoặc mặt.

Nhưng thực tế hành vi liếm vào mặt người chủ của mình trong suy nghĩ của loài chó lại không như chúng ta nghĩ.

Tất nhiên đó là một hành động bày tỏ niềm hạnh phúc và sự khăng khít đối với chủ nhân khi cả hai đã có một mối quan hệ tình cảm từ lâu. Đây cũng được coi là cách chào hỏi của loài động vật này đối với người chủ sở hữu mình.

Nhưng lý do sâu xa có vẻ khá buồn cười hơn khi việc liếm mặt như vậy đôi lúc chỉ thể hiện rằng chúng đang.. đói.

Vì sao chó thích liếm mặt chủ?
Không phải ai cũng thích việc này.

Chó thích liếm mặt vì đơn giản chúng đang liên tưởng vị mặn của da chúng ta đến thức ăn. Bởi vậy, hãy cẩn thận vì có thể chú cún nhà bạn đang phát ra tín hiệu rằng hãy phục vụ thực phẩm cho chúng nhiều hơn.

Với nhiều người coi trọng vấn đề vệ sinh và sức khỏe thì hành vi liếm láp của loài chó khiến họ khá e ngại, bởi dù gì nước bọt của chúng cũng đầy vi khuẩn.

Nhưng đã có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng hành động thân ái này của loài chó lại rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Vì vậy, nếu bạn có một chú chó bị nghiện.. liếm mặt chủ nhân, hãy vui lên bởi bạn đang được nhận được rất nhiều thứ có lợi cho mình.

Vì sao chó thích liếm mặt chủ?
Chó liếm mặt bởi chúng đang liên tưởng vị mặn của da chúng ta đến thức ăn.

Các nghiên cứu đã được thực hiện bởi tiến sĩ Charles Raison đã kết luận rằng nước bọt của loài chó có tác động như những lợi khuẩn.

Đây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ. Vi khuẩn lành mạnh này sẽ giúp nâng cao miễn dịch ở người và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chỉ cần mỗi ngày bạn được chú chó thân yêu “liếm láp” một lần hoặc chỉ là một nụ hôn nhẹ nhàng ở bất cứ đâu trên cơ thể. Hãy yên tâm rằng bạn sẽ rất hiếm khi phải làm bạn với bệnh viện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mèo nhà gặm xác người: Tưởng là chuyện kinh dị nhưng có thật!

Mèo nhà gặm xác người: Tưởng là chuyện kinh dị nhưng có thật!

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc chú mèo dễ thương bạn nuôi có lúc... gặm xác người chưa? Tưởng như chỉ thấy trong phim kinh dị, nhưng đây lại là chuyện có thật.

Đăng ngày: 22/01/2020
Tại sao trong trai, sò có ngọc?

Tại sao trong trai, sò có ngọc?

Cái nôi sinh ra hạt ngọc trai là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc trên bờ biển và trai nước ngọt.

Đăng ngày: 22/01/2020
Cá sấu sinh đẻ thế nào?

Cá sấu sinh đẻ thế nào?

Một con cá sấu được gọi là trưởng thành khi chúng tầm 4-6 năm tuổi và lúc đó mới có động đực. Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ.

Đăng ngày: 19/01/2020
Tại sao chim hồng hạc lại có màu hồng?

Tại sao chim hồng hạc lại có màu hồng?

Nhắc tới chim hồng hạc, người ta thường liên tưởng ngay đến những con chim chân dài khẳng khiu với bộ lông mang sắc hồng hoặc đỏ xinh đẹp.

Đăng ngày: 17/01/2020
Vì sao sát thủ đầm lấy như cá sấu lại sợ hà mã?

Vì sao sát thủ đầm lấy như cá sấu lại sợ hà mã?

Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, trong khi Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mịch. Vậy tại sao cá sấu lại phải sợ hà mã?

Đăng ngày: 17/01/2020
Cá sấu có lưỡi không?

Cá sấu có lưỡi không?

Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài bò sát, sinh trứng. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não.

Đăng ngày: 16/01/2020
Vì sao cá sấu nuốt mồi dưới nước mà không bị sặc?

Vì sao cá sấu nuốt mồi dưới nước mà không bị sặc?

Cá sấu là loài vật vô cùng phức tạp với những khả năng siêu việt đã trở thành động vật cao cấp nhất trong giống loài bò sát.

Đăng ngày: 16/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News