Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống trong một chu kỳ biến chuyển thiên văn.

Sức hút lẫn nhau giữa Mặt trăngTrái đất có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau. Nhưng sức hút này được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như của Mặt trăng, xung quanh tâm quán tính của chúng.

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Ở tâm Trái đất, lực ly tâmlực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng đây không phải là trường hợp tại một điểm nào đó trên mặt đất vì hai lực thay đổi theo chiều ngược nhau: một điểm càng xa trọng tâm của Trái đất - Mặt trăng, lực ly tâm mà nó phải chịu sẽ càng lớn, trong khi ngược lại, sức hút của Mặt trăng giảm theo khoảng cách.

Do đó, hai lực không bù nhau trên bề mặt của Trái đất và sự chênh lệch của chúng là nguồn gốc của thủy triều: ở điểm A, lực ly tâm không đủ để cân bằng với sức hút, vì vậy A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Ngược lại, ở điểm B lực ly tâm lớn hơn so với lực của Mặt trăng, do đó, B có xu hướng rời xa nó. Đó là lý do trên Trái đất có hai lần thủy triều mỗi ngày.

Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng nontrăng tròn thủy triều là mạnh nhất.

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.

Biên đồ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng ở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vùng vịnh có trọng lực yếu bất thường ở Canada

Vùng vịnh có trọng lực yếu bất thường ở Canada

Nguyên nhân khiến khu vực xung quanh vịnh Hudson, Canada có trọng lực nhỏ hơn những nơi khác có thể là do một tảng băng lớn hoặc dòng đối lưu sâu trong lòng đất.

Đăng ngày: 18/12/2016
Sản xuất được túi nilon 100% hữu cơ có thể tự phân hủy, thân thiện môi trường

Sản xuất được túi nilon 100% hữu cơ có thể tự phân hủy, thân thiện môi trường

Rất nhiều thành phố ở Ấn Độ đã hạn chế hoặc cấm sử dụng hoàn toàn túi nilon, hành động này đã được những người quan tâm đến môi trường rất hoan nghênh.

Đăng ngày: 17/12/2016

"Hồ ma quỷ": Phát hiện chấn động ở độ sâu 4000m

Giải mật được bí ẩn này ở Nam Cực, sự sống ngoài hành tinh có thể không còn là "bài toán" khó của nhân loại.

Đăng ngày: 15/12/2016
Xuất hiện hố băng lớn nhất từ trước đến nay ở phía đông Nam Cực

Xuất hiện hố băng lớn nhất từ trước đến nay ở phía đông Nam Cực

Đây là hố băng có diện tích lớn nhất được phát hiện từ trước đến nay. Hố băng xuất hiện cho thấy, một lượng lớn băng đã tan ra và đẩy mực nước biển toàn cầu dâng cao trong tương lai.

Đăng ngày: 14/12/2016
800 tượng sư tử đá ở Trung Quốc đeo khẩu trang vì ô nhiễm

800 tượng sư tử đá ở Trung Quốc đeo khẩu trang vì ô nhiễm

Tượng đá, hầu hết là sư tử, đeo khẩu trang như biểu tượng về không khí ô nhiễm tại Tây An, Trung Quốc gây nhiều chú ý cho cộng đồng mạng nước này.

Đăng ngày: 14/12/2016
Áp thấp nhiệt đới vào bờ, nhiều nơi mưa to

Áp thấp nhiệt đới vào bờ, nhiều nơi mưa to

Sáng sớm 13/12, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Đăng ngày: 13/12/2016
Cú bắt tay của các tỷ phú nhằm giải cứu loài người từ 2017

Cú bắt tay của các tỷ phú nhằm giải cứu loài người từ 2017

Hàng loạt những tỷ phú hàng đầu thế giới như Bill Gates, Jeff Bezos và Jack Ma đang cùng chung sức thành lập một quỹ chuyên phát triển năng lượng sạch để chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 13/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News