Vì sao có một số người cứ nhìn thấy máu là ngất? Đây là lời lý giải bất ngờ từ khoa học!

Đọc ngay để thấy rằng hiện tượng nhìn thấy máu là ngất này đã xuất hiện ngay từ thời kỳ... đồ đá rồi cơ.

Không phải ai trong chúng ta cũng đủ mạnh mẽ khi chứng kiến cảnh bạo lực, đầy máu dù chỉ ở trên phim hay ngoài đời thực.

Và cũng không ít người cứ nhìn thấy máu là ngất lăn đùng ra.

Vì sao có một số người cứ nhìn thấy máu là ngất? Đây là lời lý giải bất ngờ từ khoa học!
Có khoảng 3,5% dân số thế giới mắc phải Hội chứng sợ tổn thương máu.

Theo ước tính, có khoảng 3,5% dân số thế giới mắc phải Hội chứng sợ tổn thương máu (blood –injection – injury phobia). Đây là tình trạng khiến người mắc phải có nổi sợ tột cùng với máu và các loại hành động xâm lấn đến dịch cơ thể này.

Tồi tệ hơn, khi những người này đang trong sợ hãi tột cùng khi thấy máu, việc ngất xỉu phế vị - mạch (vasovagal syncope) hoàn toàn có thể xảy ra.

Và tình trạng này sẽ khiến họ mất ý thức tạm thời do nhịp tim lẫn huyết áp cùng giảm đột ngột, khi dây thần kinh phế vị (vagus nerve) bị kích thích do chính nỗi sợ máu.

Vì sao có một số người cứ nhìn thấy máu là ngất? Đây là lời lý giải bất ngờ từ khoa học!
Có nhiều người chứ thấy máu là ngất.

Vậy vì sao con người lại gặp phải tình trạng trớ trêu này thế nhỉ?

Theo một nghiên cứu từ đại học John Hopkins, Hoa Kỳ, hội chứng sợ tổn thương máu là tình trạng ám ảnh duy nhất gây nên tình trạng giảm nhịp tim, thay vì tăng lên như các dạng sợ hãi khác.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn thấy rằng nỗi sợ này đã xuất phát từ thời Trung Cổ đá cũ (Middle Paleolithic) khi con người còn trong giai đoạn săn bắn, hái lượm.

Vào thời điểm này, nam giới đảm trách loạt công việc nặng và có tính chất nguy hiểm (chẳng hạn như săn mồi, đấu tranh giành lãnh địa). Chính vì vậy, họ có tâm lý "vững" hơn so với phụ nữ và trẻ em khi phải nhìn thấy những cảnh tượng đẫm máu.

Vì sao có một số người cứ nhìn thấy máu là ngất? Đây là lời lý giải bất ngờ từ khoa học!
Nỗi sợ này đã xuất phát từ thời Trung Cổ đá cũ.

Mặt khác, do ít phải va chạm với sự bạo lực, cơ chế phòng vệ khi gặp hiểm nguy của hai đối tượng này sẽ làm tiềm thức họ xuất hiện một cách sinh tồn mới.

Đó là việc giả chết nếu nhìn thấy bất kì tình huống nào đang đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là việc có liên quan đến máu.

Động thái giả vờ này khiến cơ thể dần hình thành một cơ chế phản ứng trong tiềm thức. Theo thời gian, tuy mối đe dọa về tính mạng bản thân không còn nhiều như quá khứ nhưng một số người vẫn còn ẩn chứa cơ chế tự nhiên này mà không hề hay biết.

Do đó, bạn đừng nên quá lo lắng khi bản thân mình như "muốn xỉu" khi nhìn thấy máu, bởi đây chỉ là một cách phòng vệ của con người từ thuở... đồ đá mà thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News