Vì sao con người vẫn sống sót sau thảm họa hàng nghìn năm trước?

Những người đầu tiên đến định cư tại nước Anh vào cuối kỷ băng hà đã gặp phải sự biến đổi khí hậu đột ngột và bất ổn. Nhưng họ đã thể hiện khả năng chống chịu tuyệt vời trước tình trạng thay đổi khắc nghiệt này.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành những cuộc điều tra về cách người tiền sử huyền bí sống sót qua giai đoạn thay đổi môi trường cực đoan cách đây 11.000 năm. Những người “hang động” này đã từng sống ở khu Mesolithic của Star Carr ở phía bắc nước Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dường như sự biến động môi trường không hề ảnh hưởng tới họ.

Nhà khoa học Simon Blockley thuộc trường ĐH Royal Holloway, London cho biết: "Người ta vẫn cho rằng những sự kiện thời tiết bất thường có thể gây tác động nặng nề đến dân số Mesolithic ở Bắc Anh. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại chỉ ra, ít nhất là những cộng đồng đầu tiên tại Star Carr có thể đương đầu với sự kiện thay đổi khí hậu cực đoan và dai dẳng".

Về mặt khảo cổ học, Star Carr được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1940. Đây là nơi lưu giữ những di tích của ngôi nhà cổ nhất nước Anh và nghề mộc lâu đời nhất mà được phát hiện ở châu Âu. Tuy nhà và nghề mộc là những thứ phổ biến, nhưng không phải tất cả các đồ tạo tác tồn tại trong thời kì săn bắn – hái lượm này đều quen thuộc với tổ tiên của họ - người Anh ngày nay.

Nhà khoa học Blockley và các cộng sự của mình đã phát hiện ra các cấu trúc bằng gỗ, xương động vật và những phiến đá lửa từ bùn cổ ở Star Carr. Ngoài ra, họ còn bắt gặp những chiếc mũ gạc hươu đỏ tinh xảo – nghi ngờ là của những người chữa bệnh trong các nghi lễ bí ẩn hoặc của những thợ săn.

Ian Candy - một trong những nhà nghiên cứu phát biểu trên CNN: "Những cái mũ sừng hươu này là thứ hấp dẫn chúng tôi nhất. Không ai chắc chắn là chúng được sử dụng vào mục đích gì, nhưng những nghiên cứu về chúng và sự tương đồng dân tộc học đưa ra một khả năng là: chúng là một phần trong trang phục của các pháp sư”.

Vì sao con người vẫn sống sót sau thảm họa hàng nghìn năm trước?
Phác họa về vùng Star Carr ngày xưa. (Ảnh: Dominic Andrews).

Những chiếc mũ sừng hươu cùng với các di tích còn sót lại được khai quật từ lưu vực hồ cũ ở Vale, Bắc Yorkshire bắt đầu từ thời đại mà nhóm người đầu tiên gặp phải sự thay đổi khí hậu. Cụ thể, cách đây 9.300 và 11.100 năm trước, hai đợt khí hậu lạnh khủng khiếp đã diễn ra. Trong khoảng một thập kỷ, nhiệt độ giảm đi 10 độ C một cách cực kì nhanh chóng.

Vì sao con người vẫn sống sót sau thảm họa hàng nghìn năm trước?
Những chiếc mũ sừng hươu. (Ảnh: University of York).

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự biến đổi khí hậu đột ngột này ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống của người dân ở Star Carr và đợt biến động đầu tiên đã hạn chế các sinh hoạt của họ. Nhưng họ đã trải qua cả hai giai đoạn khắc nghiệt và hầu như không thay đổi thói quen trong mùa đông lạnh giá thứ hai. "Chắc chắn là họ có khả năng chịu đựng cao đối với sự bất ổn khí hậu. Đó là sự kiên trì và khả năng duy trì một xã hội ổn định bất chấp những căng thẳng về môi trường", nhà nghiên cứu Candy nói.

Những khả năng đó đến từ việc người tiền sử đã tận dụng tốt nhất các kỹ năng và kiến ​​thức của mình. Đó là về cách sử dụng các công cụ bằng đá và tài nguyên thiên nhiên; săn bắn hươu, cá; hái rau quả; làm quần áo ấm và xây dựng những ngôi nhà thô sơ mà có thể giúp họ sống sót qua thời kì nhiệt độ giảm đột ngột.

Vì sao con người vẫn sống sót sau thảm họa hàng nghìn năm trước?
Con người sống sót trước biến đổi khí hậu như thế nào? (Ảnh: Sciencelert).

Đây là một câu chuyện đầy cảm hứng về khả năng thích ứng với các sự kiến biến đổi khí hậu có thể gây chết người của con người. Và nó có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về cách mà tổ tiên đã chống chọi lại biến đổi khí hậu. Ở một góc độ nào đó, người hiện đại chúng ta cũng có thể làm được như vậy.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chúng ta không nên bê nguyên xi những kinh nghiệm từ ngàn xưa để áp dụng vào tình huống hiện tại. Bởi vì những nhóm người này là những người đầu tiên xuất hiện ở kỷ băng hà. Họ đã quen với việc sống ở vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất và tiến hành định cư tại những vùng đất sau khi băng tan. Về mặt nào đó, chúng ta không giống họ, và chính điều này làm nên sự khác biệt trong một thế giới đang ngày càng nóng lên của chúng ta.

Nhà khoa học Candy phát biểu trên báo chí: "Truyền thống của người dân Star Carr là chống chịu với những thay đổi khí hậu đáng kinh ngạc vào cuối thời kỳ cuối cùng. Sự bất ổn về khí hậu là một phần trong cuộc sống của họ. Ngược lại, xã hội chúng ta đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, thậm chí là thiên niên kỷ có khí hậu ổn định, chúng ta không hề có kinh nghiệm về sự thay đổi đột ngột ở quy mô lớn".

Nghiên cứu này đã được công bố trên Nature Ecology & Evolution.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa thạch nghi là khủng long bạo chúa con ở Mỹ

Hóa thạch nghi là khủng long bạo chúa con ở Mỹ

Các nhà nghiên cứu và sinh viên ở Đại học Kansas khai quật hóa thạch nghi là khủng long bạo chúa con từ thành hệ Hell Creek ở trung tâm bang Montana, Mỹ, Fox News hôm 29/3 đưa tin.

Đăng ngày: 02/04/2018
Vì sao phụ nữ Trung cổ có hộp sọ giống người ngoài hành tinh?

Vì sao phụ nữ Trung cổ có hộp sọ giống người ngoài hành tinh?

Trong những thập kỷ qua, các chuyên gia, nhà khoa học đã phát hiện một số ngôi mộ đặc biệt ở châu Âu có chứa hài cốt của một số phụ nữ. Điều khiến các chuyên gia chú ý là hình dáng hộp sọ dài của họ nhìn khá giống người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 30/03/2018
Tử thi thai phụ

Tử thi thai phụ "sinh con" trong ngôi mộ 1.300 năm

Hài cốt 1.300 năm tuổi của một người phụ nữ với lỗ thủng trên hộp sọ và thai nhi nằm giữa hai chân được tìm thấy trong ngôi mộ đá chật hẹp bên dưới thị trấn trung cổ Imola ở Italy, theo Live Science.

Đăng ngày: 30/03/2018
Giải mã cuộc sống khó tin của con người thời tiền sử

Giải mã cuộc sống khó tin của con người thời tiền sử

Các chuyên gia, nhà khoa học đã có những phát hiện đáng chú ý về cuộc sống của con người thời tiền sử như chuyện ăn uống, nơi ở, vũ khí sử dụng...

Đăng ngày: 30/03/2018
Nỗ lực phục chế phần mộ nhà điêu khắc nổi tiếng Michelangelo

Nỗ lực phục chế phần mộ nhà điêu khắc nổi tiếng Michelangelo

Hơn 100 nhà tài trợ từ 12 quốc gia trên thế giới đã tham gia dự án phục chế ngôi mộ của nhà điêu khắc nổi tiếng thời Phục hưng Michelangelo Buonarotti tại thành phố Florence, miền Trung Italy.

Đăng ngày: 27/03/2018
Khai quật cổ mộ, tìm thấy hài cốt Tào Tháo?

Khai quật cổ mộ, tìm thấy hài cốt Tào Tháo?

Đội khảo cổ đang khai quật Cao Lăng tương truyền là nơi mai táng Tào Tháo ở An Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

Đăng ngày: 26/03/2018
Tổ tiên của tất cả các vật thể sống là gì?

Tổ tiên của tất cả các vật thể sống là gì?

Từ thuở xa xưa, chỉ có một hình thức sống trên trái đất – đó chính là tổ tiên chung phổ biến nhất của tất cả các tế bào, hoặc LUCA.

Đăng ngày: 26/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News